Những ưu điểm chỉ có ở quảng cáo trạm xăng

0 nhận xét

Quảng Cáo Trạm Xăng là loại hình quảng cáo OOH có thời gian tiếp xúc khách hàng lâu nhất và là kênh quảng cáo ngoài trời đầu tiên tính phí quảng cáo dựa trên OTS
Thách thức hiện nay của các loại hình quảng cáo phi truyền thống là phải chứng minh tính hiệu quả và những thành tựu đạt được của mình qua các nghiên cứu độc lập và đáng tin cậy. Để biết được hiệu quả của các billboard quảng cáo, chúng ta cần phải thực hiện việc đo đạc và tính toán khá phức tạp nên cho đến nay chưa có hình thức quảng cáo ngoài trời nào chứng minh được hiệu quả ngoài những nhận định và phán đoán. Chính vì dựa trên những yếu tố cảm tính, nên cách tính giá quảng cáo billboard không thể cho những người làm tiếp thị - quảng cáo biết được số tiền họ chi ra mang lại hiệu quả như thế nào, đó là dựa vào vị trí billboard xuất hiện, diện tích quảng cáo và một vài yếu tố liên quan đến xây dựng, thi công... mà không dựa trên một chỉ số nào chứng minh tính hiệu quả của hình thức quảng cáo này. Một billboard ngoài trời dù có to bao nhiêu, bắt mắt bao nhiêu thì khách hàng cũng chỉ có thể nhìn lướt qua chưa đầy 3 giây, nhưng có bao nhiêu người có cơ hội nhìn thấy quảng cáo thì billboard chưa tính được.
Kênh truyền thông Trạm xăng là loại hình quảng cáo OOH đầu tiên tại Việt Namcó số liệu đo lường cụ thể chứng minh số cơ hội quảng cáo tiếp xúc với khách hàng qua việc nghiên cứu về hành vi khách hàng đến tiếp nhiên liệu ở trạm xăng. Số liệu nghiên cứu trên camera theo dõi trực tiếp tại 18 trạm xăng Petrolimex cho biết Quảng Cáo Trạm Xăng có thời gian tiếp xúc khách hàng lâu nhất trong tất cả các loại hình quảng cáo ngoài trời trung bình là 42s –thời gian trung bình một người vào trạm xăng tiếp nhiên liệu. Và đây cũng là loại hình quảng cáo OOH đầu tiên tại Việt Nam tính phí quảng cáo dựa trên chỉ số OTS(opportunity to see, một chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo),tức trên lượng người có cơ hội thấy quảng cáo. Vì nắm được số lượng người vào trạm xăng và nghiên cứu được những hành vi của họ nên kênh quảng cáo này hoàn toàn đo được OTS và tính giá quảng cáo dựa trên chỉ số này. Khi chọn kênh này để quảng cáo, các nhà tiếp thị hoàn toàn biết được họ trả bao nhiêu tiền cho một lần quảng cáo của họ được nhìn thấy.
Tính ép buộc tích cực của Quảng Cáo Trạm Xăng
Quảng cáo ngoài trời nói chung là hình thức quảng cáo mang tính ép buộc, khách hàng không có quyền lựa chọn đổi kênh hay lật sang trang khác như khi xem quảng cáo trên ti vi hay báo chí. Bật ti vi lên, thấy quảng cáo, bạn có thể chuyển kênh ngay khi chưa tiếp nhận hết 30s thông điệp; nghe radio phát quảng cáo, bạn có thể đổi sang chương trình khác; xem báo thấy quảng cáo, bạn có thể lật sang trang khác, thậm chí với các nhật báo như Tuổi Trẻ bạn có thể bỏ qua hẳn phần phụ lục quảng cáo có số trang còn dày hơn là nội dung chính; lướt web “đụng” quảng cáo, bạn có thể “biến” khỏi nơi đó chỉ bằng một cú “click” chuột. Nhưng với quảng cáo ngoài trời thì các nhà quảng cáo và công ty quảng cáo lúc nào cũng cảm thấy yên tâm vì mức độ cảm thụ thông điệp truyền thông, đơn giản vì khi nhà quảng cáo lựa chọn hình thức này họ đã cùng các công ty quảng cáo tính toán gửi thông điệp ngắn gọn, xúc tích nhất. Tính ép buộc này còn cao hơn ở Quảng Cáo Trạm Xăng bởi thời gian khách chờ tiếp nhiên liệu đủ lâu để quảng cáo có cơ hội tiếp cận với họ. Quảng Cáo Trạm Xăng còn tỏ ra ưu thế hơn khi là điểm đến hàng tuần bắt buộc của hầu hết mọi người, mọi gia đình sở hữu xe máy, ô tô làm phương tiện di chuyển. Khi đến trạm xăng, vào bất cứ thời điểm nào – 24/24, khi đang chờ đợi được tiếp nhiên liệu thì cơ hội để khách hàng xem thấy quảng cáo là vô cùng cao vì ở trạm xăng có 8 vị trí quảng cáo được qui hoạch có chủ đích đón mọi tầm nhìn của khách đổ xăng, đó là chưa tính lượng người đi ngang qua trạm xăng ở các ngã tư cũng nhìn thấy quảng cáo. Hơn nữa, từ trước đến nay, ai nấy đều quen thuộc đến nhàm chán những biển biểu nơi trạm xăng với các thông điệp cấm: cấm lửa, cấm dùng điện thoại đi động, cấm hút thuốc… rồi các bảng hướng dẫn phân luồng xe, những nội qui của trạm xăng…; nếu có một hình ảnh đẹp hay một thông điệp thú vị chẳng phải ngay lập tức thu hút được ánh nhìn của mọi người? Chẳng phải ai cũng thích ngắm nhìn cái đẹp, cái mới lạ, thú vị? Trong bối cảnh này, tính ép buộc của quảng cáo có thể không còn gây cho khách hàng sự khó chịu, ngược lại, quảng cáo mang lại  cho trạm xăng hình ảnh sinh động, đẹp mắt và thân thiện với khách hàng.
Quảng cáo tại trạm xăng là hệ thống quảng cáo có độ phủ đều, rộng nhất trong tất cả các loại hình out door tại Việt Nam
Xét ở một góc độ nào đó thì quảng cáo ngoài trời có phần tác động sâu rộng hơn cả tivi. Các kênh tivi hiện nay không ít ỏi như cách nay mười năm, mà đã có vài trăm kênh phục vụ chuyên cho các đối tượng xem theo độ tuổi và thậm chí cả giới tính. Trong một vùng địa lý như TP.HCM chẳng hạn, xét về mức độ tác động rộng rãi lên nhiều loại đối tượng khác nhau thì có thể nói quảng cáo  tivi và internet đã thua kênh quảng cáo ngoài trời. Khẳng định như vậy vì dù già hay trẻ, thu nhập cao hay thấp thì người dân đều phải đi lại ngoài đường, đặc biệt là tại Việt Nam khi mà TNS đã kết luận 80% dân số Việt Nam dành vài giờ mỗi ngày ở ngoài đường. Kênh quảng cáo ngoài trời từ trước đến nay ai cũng mặc định là billboard. Tuy nhiên billboard không có mặt “trên từng cây số” để tạo ra cơ hội nhìn thấy quảng cáo cao cho những đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Dù billboard xuất hiện ở những nơi có lượng người lưu thông qua lại cao nhất nhưng không phải nơi nào có người lưu thông qua lại đều có billboard, hay nơi nào có billboard đều là nơi mọi khách hàng tiềm năng của sản phẩm quảng cáo lưu thông qua và có cơ hội nhìn thấy. Hiện chưa thấy có sản phẩm hay nhãn hàng nào “phủ sóng” toàn bộ trên hệ thống billboard để đón được mọi tầm nhìn mọi khách hàng. Có lẽ việc này ít nhiều phụ thuộc vào ngân sách và hiệu quả đầu tư billboard. Có thể dễ dàng nhận thấy billboard có mặt hầu hết chỉ ở các con đường chính trong một thành phố hoặc quốc lộ 1A.
Quảng cáo trạm xăng cũng là một hình thức quảng cáo ngoài trời nhưng lại là kênh quảng cáo khắc phục được sự bị động này vì hệ thống trạm xăng phủ đều, phủ rộng để phục vụ nhu cầu tiếp nhiên liệu liên tục của hơn 23 triệu xe máy có bình xăng nhỏ. Hiện toàn TP. HCM có hơn 400 trạm bán lẻ xăng dầu. Nhiều tuyến đường trong nội thành như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Cách Mạng Tháng Tám, hay khu vực các bến xe... mật độ trạm xăng dày đặc. Với phương tiện di chuyển hầu hết là xe máy, bình xăng nhỏ chỉ từ 4 đến 7 lít, nên hằng tuần mọi người đều đến trạm xăng, và hằng ngày liên tục đi ngang qua rất nhiều trạm xăng; vô hình trung, trạm xăng tuy là nơi đặt quảng cáo cố định nhưng lại trở thành nơi rất năng động để quảng cáo có thể tiếp cận với hầu hết mọi đối tượng khách hàng đều đặn và liên tục.
Quảng Cáo Trạm Xăng tiếp cận được khách hàng đại chúng
Mỗi kênh quảng cáo đều có những thế mạnh riêng. Mỗi một tờ báo đều nhắm tới một đối tượng độc giả dành riêng cho mình nên quảng cáo trên báo cũng dễ dàng tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả. Hay truyền hình cũng vậy, tùy đối tượng nhà quảng cáo muốn tiếp cận mà họ chọn những kênh phát sóng quảng cáo khác nhau. Đây là ưu điểm của quảng cáo trên báo hay trên truyền hình, nhưng cũng lại là hạn chế bởi những khách hàng tiềm năng trong tương lai bị bỏ qua. Quảng cáo trạm xăng ra đời mang sẵn trong mình lợi thế: là điểm đến hàng tuần của hầu hết mọi đối tượng khách hàng, nhiều độ tuổi khác nhau. Vấn đề còn lại chỉ nằm ở chỗ các nhà tiếp thị sáng tạo đến mức nào cho các thông điệp quảng cáo của mình để chạm đến con tim khách hàng.
Có thể nói, kênh quảng cáo trạm xăng hội tụ ưu điểm tác động lên đại chúng vượt trội của tivi mười năm trước đây khi chưa có hàng trăm kênh phân chia khách hàng như hiện nay.
Mọi chi tiết liên hệ
Mr Linh - 0986443288

Quảng cáo có ảnh hưởng tới thương hiệu?

1 nhận xét

Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong quản trị thương hiệu do chúng tạo ra và khắc sâu hình ảnh sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng. Quảng cáo giúp duy trì thị phần của thương hiệu, tuy nhiên chúng chỉ là một phần của truyền thông thương hiệu, do đó quảng cáo cần phải được đo lường hiệu quả dựa trên khả năng thu hồi đầu tư.
Hình ảnh
Hình ảnh thương hiệu chính là yếu tố chất  lượng, các đặc điểm và lợi ích mà người tiêu dùng cảm nhận khi sử dụng sản phẩm. Hình ảnh thương hiệu có thể có yếu tố lí tính hay cảm tính. Do người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên 2 yếu tố trên nên nhiệm vụ của quảng cáo là làm sao tạo cho thương hiệu một hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng, đồng thời thắt chặt mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Định vị

Các chuyên gia thương hiệu sẽ có nhiệm vụ tạo ra hình ảnh thương hiệu và biến chúng trở thành một lời cam kết với người tiêu dùng. Trong khi đó, các chuyên gia quảng cáo sẽ có nhiệm vụ định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Mặc dù quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu, nhưng việc quản trị thương hiệu cần phải đảm bảo rằng từng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải phải hoàn toàn đồng nhất mỗi khi thương hiệu tương tác với người tiêu dùng.
Tạo sự khác biệt
Quảng cáo giúp tạo ra và nhấn mạnh sự khác biệt giữa các thương hiệu. Theo Advertising Educational Foundation, một thông điệp quảng cáo chỉ tạo được một tác động nhỏ lên người tiêu dùng; tuy nhiên thông điệp nếu được lặp đi lặp lại sẽ giúp người tiêu dùng định hình và ghi nhớ được sự khác biệt của thương hiệu, sự khác biệt này sẽ tác động tới mức giá người tiêu dùng sẳn sàng trả để mua sản phẩm.  Theo một khảo sát của Đại học California được triển khai năm 2004, quảng cáo làm gia tăng khả năng người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm.
Duy trì
Một thách thức mà những nhà quản trị thương hiệu luôn đối mặt chính là quyết định nên dành bao nhiêu ngân sách cho quảng cáo. Theo Market Leader, các doanh nghiệp thường chi rất nhiều tiền đề quảng bá thương hiệu, nhưng người tiêu dùng rất ít khi trung thành với một thương hiệu duy nhất và hay muốn thử nhiều thương hiệu khác. Theo quan điểm trên thì quảng cáo không giúp gia tăng thị phần nhưng giúp củng cố thị phần của thương hiệu.
Cạnh tranh
Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hình ảnh thương hiệu trước đối thủ. Theo một báo cáo mang tên “Tác động của quảng cáo cạnh tranh lên doanh số của hàng tiêu dùng đóng gói”, sự gia tăng quảng cáo cạnh tranh sẽ tạo ra tác dụng ngược tới doanh số của 2 thương hiệu.

Theo http://phamvuhoangquan.wordpress.com/2013/05/06/quang-cao-co-anh-huong-toi-thuong-hieu

Thói quen truyền thông BĐS – Thách thức và lời giải

0 nhận xét

Đối với một thị trường đã được hình thành, những doanh nghiệp mới tham gia thường gặp trở ngại lớn do thói quen của người dùng. Về phía người dùng, thói quen có phải luôn đúng? Và đối với doanh nghiệp, làm sao để có chỗ đứng khi người dùng đã có thói quen cố hữu?

Nghiên cứu lĩnh vực thông tin bất động sản và trường hợp của website ra đời sau nhưng đang có vị thế số 1 – Batdongsan.com.vn phần nào đã giúp sáng tỏ bài toán này.

Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có số người dùng Internet đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục. Điều này phần nào phản ánh xu hướng Internet ngày càng trở thành kênh truyền thông được ưa chuộng. Trong bối cảnh đó, truyền thông bất động sản cũng là một lĩnh vực hấp dẫn các doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Không giống các ngành sản phẩm hữu hình, dịch vụ nói chung và dịch vụ quảng cáo nói riêng đòi hỏi người tiêu dùng mất 1 thời gian nhất định để đánh giá đúng chất lượng thông qua sự so sánh, đúc kết kinh nghiệm và hiệu quả mà dịch vụ mang lại. Chính vì vậy mà trong lĩnh vực truyền thông bất động sản, thói quen và suy nghĩ của người dùng đóng một vai trò rất quan trọng, đôi khi quyết định sự thành bại của các kênh truyền thông.

 

Hiện nay, khi sử dụng các dịch vụ đăng tin, quảng cáo bất động sản, người dùng vẫn thường sử dụng theo thói quen là chính. Tuy nhiên trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và nhanh chóng như hiện nay thì luôn hành động theo thói quen có thể lại dẫn tới những sai lầm.

Một ví dụ điển hình là các nhà môi giới thường có thói quen đăng tin bán, cho thuê nhà đất trên hàng chục trang tin khác nhau trong khi thực tế cho thấy chỉ có vài kênh thông tin có thể mang lại hiệu quả tốt.

Một điều quan trọng nữa mà nhiều nhà môi giới chưa lưu ý là hiện nay người dùng ngày càng đánh giá cao các chuyên trang về bất động sản, nơi có nhiều thông tin liên quan tới thị trường cùng với các tính năng và tiện ích đi kèm hơn là lựa chọn các trang báo, website về mua bán, rao vặt tổng hợp như trước đây.

Đăng tin theo thói quen cũng dẫn tới sai lầm thường gặp của những người đăng tin, quảng cáo là không chú ý kỹ đến hành vi của các đối tượng khách hàng mà họ hướng tới. Do không chú trọng đến việc đánh giá hiệu quả của các kênh thông tin nên nhiều người không biết được kênh tin nào giúp quảng cáo của họ tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, không biết khách hàng gọi tới từ kênh nào, không biết kênh nào đã giúp họ thực hiện được giao dịch nhanh chóng.

Ví dụ, các nhà môi giới đăng tin với mục đích đầu tiên là để cho người có nhu cầu mua, thuê trực tiếp biết tới, chứ không phải là các nhà môi giới khác. Thế nhưng, khi đánh giá các kênh thông tin, đôi khi nhiều người lại quên mất điều này. Có những kênh thông thông tin, thậm chí là rất lâu đời, nhưng hiện nay tỉ lệ người đọc chủ yếu là các nhà môi giới nhưng họ vẫn lựa chọn để đăng tin.

Tại Việt Nam, những người đi tìm mua, thuê nhà thường sử dụng công cụ tìm kiếm Google.com.vn để tìm kiếm thông tin về nhà đất. Điều này có nghĩa là các trang web có vị trí cao trên Google sẽ có nhiều cơ hội đến với người đọc. Thế nhưng nhiều nhà môi giới lại không chú ý tới điều này, họ không quan tâm tới việc khảo sát kỹ xem những trang web nào thường có vị trí cao trên Google để lựa chọn làm nơi đăng tin, quảng cáo.

Trong kinh doanh thì thói quen của khách hàng thường có lợi cho các thương hiệu lâu đời hơn và là trở ngại cho các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mới. Batdongsan.com.vn – website bất động sản số 1 Việt Nam hiện nay – kể từ khi ra mắt đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc, với lượng truy cập đứng đầu thị trường hiện nay. Tuy vậy, kênh tin bất động sản số 1 này vẫn còn đang phải đối mặt với khó khăn trong việc biến lượng truy cập cao mỗi ngày thành doanh thu.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Trưởng phòng kinh doanh của Batdongsan.com.vn cho biết: Thực tế thì trong năm 2011, website của chúng tôi đã trở thành nơi đăng tin và quảng cáo nhà đất hiệu quả nhất bởi mỗi ngày website có tới hơn 90.000 lượt truy cập, vượt xa mọi kênh thông tin khác về bất động sản.

Tuy nhiên, nếu so sánh với một số đối thủ cạnh tranh thì doanh thu của chúng tôi còn kém xa so với đơn vị có doanh thu cao nhất trong ngành bởi họ lâu đời hơn. Chúng tôi phải chấp nhận thực tế rằng thói quen và suy nghĩ của khách hàng là điều không dễ gì thay đổi.

Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa. Chất lượng của website được đánh giá qua hiệu quả mang lại cho người dùng. Khi sử dụng một thời gian, nếu khách hàng nhận thấy Batdongsan.com.vn hiện nay mới là nơi mang lại hiệu quả tốt nhất thì không có lý do gì họ không ghi nhận và thay đổi.

Theo http://www.baomoi.com/Thoi-quen-truyen-thong-BDS--Thach-thuc-va-loi-giai/76/7337114.epi

Khám phá thói quen mua sắm của người Việt Nam

0 nhận xét

Sự trải dài về địa lý và sự đa dạng, phong phú về văn hóa, lịch sử đã hình thành nên một Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau với những thói quen tiêu dùng rất đặc trưng. Hiểu rõ về những thói quen này, các nhà marketer sẽ có được những kế hoạch marketing chung và các chương trình quảng cáo hiệu quả tới từng khu vực địa lý, tới từng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp


Sự khác biệt giữa các địa phương không chỉ thể hiện ở các vấn đề thường ngày như cách suy nghĩ, giao tiếp, cư xử...mà còn cả trong quá trình ra quyết định mua sắm. Làm rõ những sự khác biệt những chiến lược phù hợp khi tiếp cận mỗi địa phương.

Người Sài Gòn “kết” từ ấn tượng đầu bên, Hà Nội đắn đo năm lần bảy lượt.


Nghiên cứu của FTA trong tháng 5.2009 cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là TP.HCM với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người tiêu dùng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể.
Nếu áp dụng phương pháp phân khúc thị trường thì với tính độc lập trong mua sắm, người tiêu dùng TP.HCM gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn người tiêu dùng Hà Nội là một phân khúc riêng biệt. Nhưng phân khúc này rất phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố và vẫn còn là một án số đối với các marketer. Tuy không cần phải xây dựng nhiều chiến lược khác nhau như TP.HCM, nhưng một chiến lược marketing cho Hà Nội không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bước tiếp cận ban đầu luôn tốn thời gian và cần sự đầu tư lởn. Tuy nhiên, khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất cao, khác hẳn với người tiêu dùng TP.HCM luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Đặc biệt, do có thói quen lắng nghe người khác và bị ảnh hưởng bởi cộng đồng nên người thủ đô cũng có khuynh hướng trung thành với thương hiệu nội bơn TP.HCM.

Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực.

Đối với người tiêu dùng ở cả hai miền, chất lượng bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm đầu tiên, tuy nhiên, việc định nghĩa như thế nào là “chất lượng” còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể cũng như trình độ, kinh nghiệm với ngành hàng của từng người. Có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. 70% sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỉ lệ này ở TP.HCM hay Cần Thơ chỉ có 55% hay 46%. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%. Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn. 
Trong khi đó, người miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Nhưng họ cũng không bỏ qua những lợi ích cảm tính mang lại từ sản phẩm hay dịch vụ đó. Điển hình là Cần Thơ, nơi có số người lựa chọn sử dụng thương hiệu nổi tiếng nhiều nhất, nhưng cũng là những người ít tìm kiếm những giá trị biểu trưng mà chú trọng hơn vào chất lượng của sản phẩm. Họ chỉ mua cái họ cần hơn là mua để khoe khoang với mọi người và không tìm mọi cách để mua các sản phẩm đắt tiền. Hai thành phố này cũng không đòi hỏi phải được đối xử như khách VIP nhiều như Hà Nội, mà quan tâm đến chất lượng phục vụ nhiều hơn. 80% người tiêu dùng TP.HCM và 74% người tiêu dùng Cần Thơ cho rằng thái độ phục vụ còn quan trọng hơn bản thân sản phẩm, trong khi tỉ lệ này ở Hà Nội là 70% và Đà Năng 67%. Nam bộ cũng là nơi quan tâm đen yếu tố thân thiện với môi trường nhiều nhất khi quyết định chọn mua một sản phẩm.

Người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng.

Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua các sản phẩm rẻ tiền hơn và mua sắm cũng thoải mái hơn. Chi tiêu nhiều hơn, nhưng chỉ 62% lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Trung và miền Bắc. Họ thích một mức giá cố định hơn là phải mạc cả. Trong khi 55% người tiêu dùng Hà Nội và 59% người tiêu dùng Đà Nẵng thích mặc cả thì chỉ có 48% người tiêu dùng Cần Thơ và 28% người tiêu dùng TP.HCM thích hình thức này. Vì thế, hãy làm cho cuộc sống của họ thoải mái hơn phù hợp với thói quen mua sắm.
TP.HCM cũng là nơi có số người thích mua sắm tại kênh hiện đại nhiều nhất. Trong khi chợ vẫn là nơi mua sắm được ưa thích với người tiêu dùng cả Hà Nội (56%), Đà Nẵng (63%) và Cần thơ (70%), trong khi chỉ có 26% người tiêu dùng TP.HCM thích kênh mua sắm này. TP.HCM cũng ưa thích các hoạt động marketing tại điểm bán nhiều hơn những thành phố khác. Vì thế, việc chú ý đến các kênh phân phối, các hoạt động khu rến mãi và trưng bày trong cửa hàng với TP.HCM đóng vai trò rất quan trọng. Họ cũng là người coi trọng bao bì thiết kế của sản phẩm nhất, tuy nhiên thiết ke này phải theo hướng nghệ thuật chứ không thích màu sắc như người tiêu dùng Cần Thơ và Hà Nội. Người tiêu dùng Hà Nội và nhất là TP.HCM (chỉ 25%) không thích mua sản phẩm có khối lượng lớn để tiết kiệm chi phí, trong khi người tiêu dùng ở Đà Nẵng (75%) và Cần thơ (66%) rất thích hình thức này.
Nếu tính riêng các loại hình quảng cáo, ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt nảy. Số người thích xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hà Nội cao hơn từ gấp hai đến ba lần so với TP.HCM, thậm chí cá biệt có khi đến năm lần. Người Hà Nội thật sự xem quảng cáo là một nguồn tham khảo hữu ích khi muốn mua một món đồ nào đó, cảm thay tin tưởng hơn đổi với sản phẩm có quảng cáo nhiều và việc họ thích sản phẩm nào hơn cũng phụ thuộc vào yếu tố nổi tiếng của quảng cáo đó. Nội dung của quảng cáo cũng được họ chú ít và yêu thích hơn người tiêu dùng TP.HCM. Tỉ lệ yêu thích những mẫu quảng cáo lạ, độc đáo và hài hước lẫn những mẫu quảng cáo có nội dung ăn ý một cách có  nghĩa cũng cao hơn một cách khác biệt. Điều đáng chú ý là sự yêu thích phong cách quảng cáo giữa các miền cũng rất khác nhau. Theo nghiên cứu của FTA, người miền Bắc thích những mẫu quảng cáo âm hưởng “đao to búa lớn” , trong khi người miền Nam thì thích những mẫu quảng cáo hài hước hơn.
Nhìn chung, những thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội thích quảng cáo ngoài trời và billboard cũng như các hình thức quảng cáo hiện đại như ti vi LCD… Họ cũng tin vào lời khuyên của bạn bè và những mồi quan hệ cá nhân nhiều hơn quảng cáo.
Bên cạnh việc dễ bị tác động bởi quảng cáo, người tiêu dùng Hà Nội cũng hứng thú hơn với những hoạt động khuyến mãi trong cửa hàng và dịch vụ hậu mãi. Các chương trình khuyến mãi nên chú trọng vào giá và giảm giá là hình thức họ yêu thích nhất, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng TP.HCM thì phức tạp hơn, chỉ một hình thức không thôi thì chưa đủ để họ lưu tâm. Không chỉ thích nhiều loại hình khuyến mãi cùng lúc, mỗi hình thức còn phải phù hợp với từng ngành hàng như thêm dung lượng sản phẩm hay kèm quà tặng cho những ngành hàng thông dụng như dầu gội, nước uống, giảm giá bán cho những sản phẩm có giá trị lớn như ti vi, tủ lạnh… cũng như đa dạng hóa các chiến lược marketing nói chung.
Theo vnbrand

Quảng cáo trên tạp chí

0 nhận xét

Có nên quảng cáo trên báo chí ???

0 nhận xét

Cuộc tấn công ồ ạt của các công ty nhỏ vào quảng cáo trên báo chí đã trở thành một vấn đề đáng chú ý trong thời gian qua. Tại sao họ lại lựa chọn phương thức quảng cáo này và nếu lựa chọn thì quảng cáo thế nào cho hiệu quả?

Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ dạng thức quảng cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu quảng cáo đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Báo chí là một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên – những người có xu hướng đọc báo thường xuyên hơn giới trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet. Và bạn có thể hướng quảng cáo của bạn tới các thị trường thích hợp bằng việc đề nghị quảng cáo được đăng tải trong các chuyên mục tin tức có liên quan mật thiết nhất đối với các khách hàng tiềm năng của bạn, chẳng hạn như thể thao, lối sống hay kinh doanh.

Đối với loại quảng cáo trên báo chí, mọi người sẽ đọc hàng ngày. Thói quen của nhiều người khi đọc báo là họ lướt rất nhanh và chỉ đọc những gì thật nổi bật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% số người khi đọc báo họ sẽ không đọc những thông tin chi tiết. Do vậy, muốn quảng cáo có được hiệu quả cao, bạn cần chú ý làm nổi bật tiêu đề bao gồm tên sản phẩm của công ty, nơi sản xuất và những mục đích sử dụng chính.
Cũng như tất cả các dạng thức quảng cáo khác, chi phí dành cho các quảng cáo trên báo chí của bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước quảng cáo, loại tạp chí bạn sử dụng, quảng cáo ở khu vực nào trên báo, tần số đăng tải quảng cáo, và quảng cáo đen trắng hay màu sắc,…. Các loại nhật báo thường có giá thành thấp nhất và thích hợp nhất với các hợp đồng quảng cáo dài hạn. Khi kinh doanh đã tăng trưởng ổn định, bạn có thể sẽ muốn quan tâm tới việc bỏ tiền cho các không gian quảng cáo lớn hơn trong tờ báo để nhắm tới nhiều khách hàng hơn, chứ không còn đơn thuần trong khu vực kinh doanh của công ty bạn nữa.

Một khía cạnh đáng lưu ý khác đối với quảng cáo trên báo chí là người đọc luôn muốn biết sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ mang lại cho họ lợi ích gì. Chính vì thế, bạn cần làm sao để các tiêu đề dù ngắn gọn, nhưng phải đảm bảo cho khách hàng thấy được những gì họ cần, làm cho họ nhận ra một lợi ích nào đó và lợi ích đó họ có thể đạt được một cách dễ dàng. Bạn đừng ngại tiêu đề nhiều chữ. Kinh nghiệm cho thấy, các quảng cáo có tiêu đề dài thu hút người đọc nhiều hơn, kéo theo việc sản phẩm được bán chạy hơn so với sản phẩm trong quảng cáo có tiêu đề ngắn. Nếu bạn cải tiến sản phẩm cũ, bạn cũng nên thông báo rõ điều đó.

Sau tiêu đề, để gây chú ý, bạn nên minh họa bằng ảnh chụp, do ảnh chụp gây ấn tượng tốt hơn tranh vẽ. Người đọc luôn thích những quảng cáo đẹp mắt, ấn tượng và độc đáo. Do vậy, một bức ảnh lớn có tác dụng hơn nhiều so với bức ảnh nhỏ.

Ngoài ra, các những tờ báo hàng ngày và hàng tuần đều có các chuyên mục đặc biệt (ngày lễ, nội thất, cảnh quan thiên nhiên,…), và bạn nên tìm hiểu một lĩnh vực nào đó thích hợp nhất cho sản phẩm của mình. Sẽ là một ý tưởng hay khi đặt quảng cáo trong những chuyên mục đặc biệt, nếu bạn không thường xuyên đăng quảng cáo trên báo chí.


Dưới đây là một vài yếu tố giúp quảng cáo trên báo chí của bạn càng trở nên hiệu quả hơn:

-         Sử dụng phần cuối quảng cáo như cuống phiếu dự thưởng, khuyến mãi nào đó để khuyến khích người đọc ghé thăm công ty bạn. Hãy chắc chắn rằng cuống phiếu này ghi rõ ngày hết hạn. Và bạn cần sử dụng cuống phiếu để thăm dò ý kiến của mọi người đối với quảng cáo của bạn – bạn sẽ biết quảng cáo hiệu quả đến mức nào nhờ việc tính toán số lượng người sử dụng cuống phiếu cắt ra từ quảng cáo.

-         Quảng cáo trên báo chí đạt hiệu quả cao nhất khi bạn bán các sản phẩm với chu kỳ sử dụng ngắn cho những khách hàng quan tâm chặt chẽ đến giá cả. Ở đây, quan trọng là vấn đề tâm lý. Bạn cần đánh trúng tâm lý khách hàng, chẳng hạn như thích khuyến mãi, thích sản phẩm giá rẻ…

-         Bổ sung các đường dẫn tới trang web của bạn tại mỗi đoạn quảng cáo trên báo chí nhằm đưa mọi người ghé thăm trang web – nơi mà bạn có thể truyền tải nhiều thông tin hơn, bán nhiều sản phẩm hơn cũng như cung cấp nhiều cuống phiếu dự thưởng hơn.

-         Khi có trong tay bản quảng cáo in thử, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng số điện thoại, địa chỉ trang web và bất kể thông tin nào khác như nhãn hiệu, tên sản phẩm… để đảm bảo rằng những gì người đọc nhìn thấy là những gì bạn mong muốn truyền đạt. Bạn cần kiểm tra cẩn thận để kịp thời loại bỏ những sai sót nhỏ nhất.

-         Đảm bảo rằng quảng cáo in của bạn thích hợp với bất cứ phương thức quảng cáo nào khác mà bạn có thể thực hiện để tăng cường mức độ ảnh hưởng của công ty.

Bất luận thế nào, quảng cáo vẫn là một phần tất yếu trong kinh doanh. Nhưng không phải chỉ những quảng cáo có chi phí cao, quy mô lớn mới đạt hiệu quả. Với khoản ngân sách khiêm tốn, bạn cũng có thể có được những quảng cáo thành công. Hãy khai thác tối đa lợi thế của phương thức quảng cáo trên báo chí. Dù đã cũ, nhưng phương thức này hoàn toàn không tồi chút nào!

Thế nào là một TVC quảng cáo hay

0 nhận xét

Để giúp bạn có cơ sở để đánh giá các ý tưởng quảng cáo một cách khách quan và khoa học, không mang tính chủ quan hoặc thành kiến cá nhân, hãy dựa vào 10 nguyên tắc để có quảng cáo hay dưới đây nhé. 

1. Quảng cáo tập trung vào một ý tưởng lớn
Lợi ích của nhãn hàng đối với người tiêu dùng phải được truyền đạt, không phải chỉ thông qua một thông điệp bán hàng, chứ đừng nói chi đến một loạt thông điệp kiểu như vậy. Lợi ích phải được truyền đạt bằng một ý tưởng lớn vô cùng tập trung – một sự diễn đạt bằng hình ảnh hoặc bằng âm thanh của một khái niệm chính duy nhất gắn với nhãn hàng. Làm được điều này quả không dễ, vì thế có thể dễ dàng nhận ra những quảng cáo của những nhãn hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động Marketing, thường chỉ dài dòng kể lể những lợi ích của nhãn hàng một cách tẻ nhạt, không để lại ấn tượng nào trong lòng người tiêu dùng. Ngay cả các nhãn hàng lớn có cả hàng trăm năm kinh nghiệm trên thế giới không phải lúc nào cũng có thể làm tốt nhất điều này.
Hai nhãn hàng nước cam của hai công ty lớn là Pepsi và Coca-Cola trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và cả hai đều tập trung vào ý tưởng lớn là tép cam để nhấn mạnh lợi ích bổ dưỡng từ nước cam ép thực sự mà sự hiện diện của những tép cam tươi là minh chứng sống động. Tuy nhiên, có thể thấy cách thể hiện trong quảng cáo của Twister hấp dẫn hơn với những hình ảnh của các chàng trai, cô gái dùng ống hút lớn để hút cho được các tép cam nằm dưới đáy chai. Splash vào đầu năm 2009 đã cố gắng lôi kéo người tiêu dùng ra khỏi sự trung thành với Twister bằng chiến dịch truyền thông rầm rộ “Không phải tép cam nào cũng như nhau” với sự bảo chứng của nghệ sĩ Thành Lộc nhưng có vẻ như chẳng thể nào đánh bại vị trí số 1 của Twister. Nhưng Coca-Cola và Minute Maid quyết tâm không bỏ cuộc và đã quay trở lại ngoạn mục với sự xuất hiện của nhãn hàng Teppy mà ngay cái tên cũng làm người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng đến lợi ích của nhãn hàng. Có lẽ yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn, và bất ngờ nhất đó là ý tưởng quảng cáo “Tép cam của tôi đâu rồi?” đầy tính dí dỏm chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Trong khi đó, quảng cáo của Twister vẫn theo lối mòn cũ của “Sức sống từ tép cam tươi”.
2. Quảng cáo hứa hẹn những điểm khác biệt của nhãn hàng so với đối thủ cạnh tranh
Quảng cáo phải truyền thông một lợi ích. Nhưng nó phải phân biệt lợi ích đó ra khỏi những lợi ích mà đối thủ cạnh tranh đã hứa hẹn. Nhãn hàng vì thế phải truyền thông tính độc nhất. Sự độc nhất có thể nằm trong đặc tính vật lý của chính nhãn hàng (thí dụ như công thức sản phẩm) hoặc trong một gía trị nào khác liên kết mật thiết với nhãn hàng. Một trong số những gía trị đó là quảng cáo mà khi được truyền thông kiên định nó sẽ trở thành tài sản của nhãn hàng. Có thể đơn cử thí dụ của “vệt trắng sáng” và câu cảm thán “Ngạc nhiên chưa!” trong quảng cáo của nhãn hàng Tide.
Cho dù lợi ích có độc đáo hay không thì ít nhất cách mô tả lợi ích phải đạt được sự độc nhất.
3. Quảng cáo lôi cuốn giới tiêu dùng mục tiêu
Quảng cáo phải gây được ấn tượng ngay tức thì, khơi dậy sự quan tâm, nắm giữ và đào sâu mối quan tâm đó. Nó moi ra sự đáp trả cảm xúc ưa thích bằng cách lôi kéo mối quan tâm cá nhân của người tiêu dùng, liên quan đến một như cầu hay một vấn đề được biết rõ và hứa hẹn sự thỏa mãn nhu cầu đó hoặc giải pháp cho vấn đề đó.
4. Quảng cáo thiết lập/phát triển mối quan hệ với người tiêu dùng
Mối quan hệ được xây dựng trên sự hiểu biết lẫn nhau. Tình huống được bày ra, phong cách thể hiện, nhân vật được mô tả, ngôn ngữ và giọng điệu được sử dụng… tất cả bộc lộ sự thấu hiểu, và cả sự đồng cảm của nhãn hàng với giới tiêu dùng mục tiêu.
5. Quảng cáo đáng tin cậy – có vẻ trung thực
Những câu tuyên bố, các hình ảnh minh họa không được gây hiểu lầm. Chúng phải được người tiêu dùng hoàn toàn chấp thuận. Mặc dù cách trình bày có thể mang tính hài hước hoặc cường điệu, nhưng lợi ích cơ bản của nhãn hàng phải luôn được người tiêu dùng cảm thấy có thể đạt được.
6. Quảng cáo rõ ràng và đơn giản
Bất kỳ điều gì có thể gây hiểu lầm sẽ gây hiểu lầm. Quá nhiều ý tưởng, quá nhiều ấn tượng sẽ gây nhầm lẫn và đánh mất sự chú ý của người tiêu dùng. Cách thể hiện nên đơn giản và cách diễn đạt phải minh bạch. Quảng cáo cần rõ ràng về những gì mà người tiêu dùng mục tiêu mong đợi thực hiện. Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là tất cả mọi thứ cần phải nói toạc ra, kiểu như “Em tắm, anh yêu!” hay “Một người khỏe, hai người vui”… Truyền thông là hai chiều. Nên chừa chỗ cho người xem tham gia vào quá trình truyền thông này.
7. Quảng cáo phải hợp nhất tên nhãn hàng với ý tưởng lớn
Ý tưởng lớn phải được liên kết mật thiết với tên nhãn hàng. Nó phải được nhớ chỉ trong mối quan hệ với nhãn hàng. Đề cập đến điều này chúng ta không thể không nhắc lại thí dụ hoàn hảo của Teppy trong việc hợp nhất tên nhãn hàng với ý tưởng lớn.
8. Quảng cáo tận dụng lợi thế của từng loại hình truyền thông
Nói một cách lý tưởng thì ý tưởng lớn có thể phát huy được trong mọi hình thức truyền thông (TV, in ấn, radio, quảng cáo ngoài trời, thư trực tiếp, quảng cáo trực tuyến…). Mỗi một hình thức truyền thông đều có đặc tính riêng đem đến những cơ hội mà nhãn hàng nên khai thác. Ý tưởng lớn là nền tảng, nhưng việc viết và thiết kế quảng cáo nên tận dụng tối đa lợi thế và khả năng của phương tiện truyền thông hiện có.
9. Ý tưởng quảng cáo có thể phát triển thành chiến dịch
Ý tưởng lớn cần tồn tại lâu dài. Nó không phải chỉ là một quảng cáo đơn lẻ mà là cả một chiến dịch. Không chỉ là một chiến dịch mà là một chuỗi những chiến dịch, ý tưởng có khả năng phát triển chứ không đơn thuần là sự lập lại đơn giản hoặc thậm chí chỉ là những biến thể của một chủ đề. Hàng chục năm qua, nhãn hàng Sunsilk vẫn sử dụng ý tưởng lớn là hình ảnh của các chuyên gia chăm sóc tóc và gần đây nhất là sự phối hợp của 8 nhà tạo mẫu tóc hàng đầu thế giới để tìm kiếm công thức tốt nhất cho mái tóc mềm mượt.
10. Quảng cáo phải giúp xây dựng được cá tính nhãn hàng
Mỗi một quảng cáo đều ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về nhãn hàng. Nếu bất kỳ quảng cáo nào đối nghịch với nhận thức này thì điều đó sẽ gây ra sự phản cảm, hay chí ít thì cảm giác dửng dưng của người tiêu dùng. Cứ tiếp tục kiểu quảng cáo như thế sẽ làm yếu đi cá tính nhãn hàng. Kiên định là điều vô cùng quan trọng. Mỗi một quảng cáo giúp xây dựng hoặc củng cố cá tính nhãn hàng mà bạn mong muốn.
Muốn đánh giá một quảng cáo, hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng, người mà chúng ta phải giữ cho được lòng trung thành. Đó cũng là người sẽ đưa ra những phán xét cuối cùng về quảng cáo. Hãy nghe họ phát biểu:
- Tôi không có nhiều thì giờ. Rất nhiều người khác đang cố thu hút sự chú ý của tôi. Tại sao tôi phải lắng nghe quảng cáo này?
- Quảng cáo này cố nói cho tôi nghe điều gì?
- Có gì liên quan đến tôi không?
- Tại sao tôi phải tin?
- Tôi có thích quảng cáo này không?
- Quảng cáo này có hiểu tôi không?
- Quảng cáo này nói đến nhãn hiệu nào?
- Quảng cáo này muốn tôi làm gì?

Bí mật kiếm tiền của các mạng xã hội

0 nhận xét

Mạng xã hội ngày càng nở rộ và có vẻ như đang thống lĩnh không gian Internet khi cung cấp cho người dùng một môi trường miễn phí để chia sẻ, kết nối với bạn bè… Nhưng miễn phí cho người dùng thì mạng xã hội lấy tiền đâu để hoạt động và vẫn tạo ra lợi nhuận kếch xù?
Từ nhà đầu tư
Sự bùng nổ các trang mạng xã hội đã vượt quá mức tưởng tượng của mọi nhà đầu tư tài chính. Mặc dù họ là những người đầu tiên tài trợ các trang web như Facebook và Twitter, hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm có thể không mơ ước các trang web này đạt được sự phổ biến trên toàn thế giới.
Tất cả các công ty đều cần tiền để trang trải chi phí hoạt động. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà đầu tư, Twitter có thể phải đóng cửa cách đây 1 năm. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của Twitter và quyết định gắn bó với công ty.
Quảng cáo trực tiếp
Đây là cách thức kiếm tiền thực sự “ngon ăn”. Các trang mạng xã hội thiết kế một số ý tưởng thực sự thông minh để giúp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp và cá nhân. Cách thức của chúng tương tự như tiếp thị trên truyền hình hoặc đài phát thanh.
Bạn nghĩ các kênh truyền hình kiếm tiền bằng cách nào? Họ tính phí cho mỗi khung thời gian phát quảng cáo nhất định. Còn trên các mạng xã hội, bạn nhận được một khoảng không cho một số lần xuất hiện nhất định. Đây đơn giản là mối quan hệ cho và nhận. Các trang web cần tiền để hoạt động, quản lý, phát triển và nghiên cứu để tạo ra các dịch vụ và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Tạo ra những lựa chọn cao cấp
Thêm các thẻ tag “cao cấp” là phương pháp phổ biến trong ngành công nghiệp dịch vụ và các mạng xã hội như LinkedIn và Google+đã sử dụng chiêu thức này một cách khôn ngoan. Họ cung cấp cho bạn các tùy chọn để nâng cấp tài khoản và sau đó bạn có thể tiếp thị sản phẩm của mình với các dịch vụ cao cấp mà những người dùng bình thường không có được.
Có nhiều mức dịch vụ khác nhau với cấp độ cao nhất là nhiều chức năng nhất. Họ cung cấp cho người dùng công cụ để tối ưu các kỹ thuật tiếp thị và tiếp cận với những đối tượng người dùng mà bạn muốn nhắm tới. Những tùy chọn bổ sung như hồ sơ chi tiết về người ghé thăm trang web, phân chia nhân khẩu học và các tùy chọn không giới hạn được làm sẵn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Kiếm tiền từ dữ liệu
Bạn có tin hay không khi có nhiều báo cáo cho rằng, các công ty như Facebook đang kinh doanh dữ liệu của người dùng để kiếm tiền. Các câu hỏi đặt ra ở đây là ai sẽ mua dữ liệu của bạn? Những công ty lớn thực sự cần dữ liệu để liên hệ với các cá nhân và doanh nghiệp khác.
Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu một trang kinh doanh trên Facebook về salon cắt tóc, chắc chắn những công ty lớn liên quan tới lĩnh vực này sẽ sẵn sàng trả tiền cho dữ liệu đó. Họ có thể liên hệ với bạn để bán các sản phẩm thẩm mỹ viện hoặc họ có thể tối ưu các quảng cáo để nhiều người biết đến.
Cho dù Facebook nói rằng, họ duy trì quan hệ hợp tác với các công ty khai thác dữ liệu chỉ để nâng cao kinh nghiệm quảng cáo, nhưng các chuyên gia nghi ngờ về tuyên bố này.
Thương mại điện tử và nhận làm chi nhánh tiếp thị
Bán sản phẩm và dịch vụ cũng kiếm được một số lượng tiền lớn cho các mạng xã hội. Chẳng hạn, một đường dẫn trên một mạng xã hội dẫn dắt trực tiếp tới một trang mua hàng, công ty sẽ phải trả một khoản tiền nhất định cho mạng xã hội để giúp họ bán được hàng.
Phương thức này khá khác với quảng cáo nhưng chỉ cần tượng tượng lợi nhuận bạn có thể tạo ra từ việc bán 1000 sản phẩm mỗi ngày. Bây giờ nghĩ rằng hàng nghìn sản phẩm bán ra trên thế giới. Do đó, thương mại điện tử tạo ra nguồn doanh thu lớn cho các mạng xã hội.
Các kỹ thuật khác
Như đã đề cập, tiếp thị và quảng cáo mang lại nguồn lợi tài chính cho các mạng xã hội. Cũng có rất nhiều cách khác nhau và các trang web này có thể kiếm được tiền. Một trong những cách này là chơi game trên mạng xã hội.
Người dùng đã nghe nói tới các trò chơi nổi tiếng như Angry Birds, Farmville, Sims, Cafeville, Pokes… Mặc dù các trò chơi thường cho phép người dùng chơi miễn phí, nhưng bạn cũng có tùy chọn mua thẻ tiền mặt. Các thẻ tiền mặt này cung cấp cho các game thủ nhiều tính năng đặc biệt, sức mạnh…
Hơn nữa, người dùng sử dụng các ứng dụng xem tử vi, mua sắm và công việc có thể mua và truy cập vào các tính năng cao cấp. Các mạng xã hội nhận được một khoản tiền nhất định từ các nguồn tài nguyên đó.

Thiết kế kênh marketing

0 nhận xét

Một doanh nghiệp nhỏ mới ra thị trường thường hoạt động khởi điểm với một thị trường giới hạn nhất định. Bởi vì doanh nghiệp nhỏ thường bị hạn chế về khả năng và vốn liếng, nên họ thường phải lựa chọn từ những kênh phân phối đang có sẵn. Kênh phân phối mà họ chọn có thể chỉ bao gồm vài người nhân viên của nhà cung cấp, một hoặc hai nhà phân phối (nhà bán sỉ), vài cửa hàng bán lẻ và kết hợp với một hoặc hai doanh nghiệp vận chuyển. 


Trong trường hợp này, việc chọn kênh phân phối tốt nhất cho doanh nghiệp dường như đơn giản hơn, và chính họ có thể sẽ phải thực hiện một vài chức năng của kênh phân phối. Mặt khác, các doanh nghiệp lớn có xu hướng sử dụng nhiều loại hình phân phối khác nhau cho từng thị trường khác nhau.

Nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm mình ra thị trường thông qua nhà phân phối bán sỉ đối với những thị trường lớn. Trong khi đối với những thị trường nhỏ họ có thể trực tiếp cung cấp đến các điểm bán lẻ.

Đối với một thị trường nào đó, doanh nghiệp có thể phân phối rộng rãi sản phẩm mình tới tất cả các điểm bán lẻ nào mong muốn bán hàng của doanh nghiệp. Nhưng trên một thị trường khác, doanh nghiệp lại chỉ có thể cấp quyền độc quyền cho một vài cửa hàng bán lẻ.

Đối với thị trường vùng ngoại ô, doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm của mình qua hệ thống các cửa hàng bán đầy đủ dải sản phẩm cùng chủng loại. Nhưng đối với thị trường có mật độ dân cư dày đặc, doanh nghiệp lại có thể phân phối sản phẩm của mình qua các cửa hàng chỉ bán các sản phẩm chọn lọc, hạn chế.
Dù lớn hay nhỏ, khi chọn kênh phân phối doanh nghiệp phải tiến hành phân tích SWOT để hiểu thế mạnh và điểm yếu của mình cùng với những cơ hội và những mối đe doạ trên thị trường. Doanh nghiệp cũng nên phân tích SWOT đối với các thành phần tham gia trong kênh phân phối (tham khảo thêm Các tiêu chí chọn nhà phân phối) để hiểu và chọn đối tác cho phù hợp với chiến lược marketing của mình.
Số lượng tầng nấc trong kênh marketing.
 

Mỗi đối tác trung gian thực hiện một chức năng cần thiết nhất định trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, và mỗi khâu trung gian được gọi là một tầng nấc trong kênh marketing. Nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng thực hiện một số chức năng trong kênh nên họ cũng là một phần trong kênh marketing. Chiều dài của kênh marketing phụ thuộc vào số lượng tầng nấc trong kênh.

Một kênh marketing không có tầng nấc, hay còn gọi là kênh marketing trực tiếp, là kênh mà trong đó người sản xuất cung cấp sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thị trường tiêu dùng


Trong thị trường hàng tiêu dùng, hình thức bán hàng trực tiếp đến hộ dân (door-to-door), bán hàng bằng ca ta lô thông qua đường bưu điện (mail-order-catalogues), bán hàng từ xa (telemarketing) hay cửa hàng của nhà sản xuất (manufacturer-owned retail outlet) là những kênh không có tầng nấc.

Kênh marketing 1 tầng là kênh chỉ có một thành phần trung gian tham gia, chẳng hạn như trường hợp người bán lẻ nhận hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.

Kênh marketing 2 tầng là kênh có hai thành phần trung gian, có thể bao gồm nhà bán sỉ và cửa hàng bán lẻ.

Tương tự, kênh marketing 3 tầng là kênh có 3 thành phần trung gian, chẳng hạn như nhà phân phối cấp 1, nhà phân phối cấp 2 (hay nhà bán sỉ địa phương) và cửa hàng bán lẻ.

Thị trường công nghiệp.
Thiết kế kênh marketing thị trường công nghiệp thường chỉ khác một ít so với kênh marketing thị trường tiêu dùng. Kênh không có tầng nấc là trường hợp nhà sản xuất sử dụng nhân viên bán hàng của mình để tiếp thị trực tiếp đến khách hàng công nghiệp.

Tuy nhiên họ cũng có thể sử dụng những nhân viên bán hàng nầy để tiếp thị sản phẩm đến những nhà phân phối công nghiệp, những doanh nghiệp nầy sau đó sẽ bán sản phẩm đến khách hàng công nghiệp cuối cùng.

Nhà sản xuất còn có thể cung cấp sản phẩm đến các nhà phân phối công nghiệp thông qua những đại diện của mình. Hoặc những người đại diện nầy có thể tiếp thị sản phẩm trực tiếp đến khách hàng công nghiệp.

Kết hợp các kênh truyền thông: Làm sao để thành công?

0 nhận xét

Khi quảng cáo trực tuyến gia tăng, nó chắc chắn ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay, các marketer gặp nhiều thử thách trong việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật phức tạp – từ tìm kiếm cho đến việc kết hợp công cụ quảng cáo và hơn thế – nhằm đạt được các kết quả mong đợi.

Cho dù, trên lý thuyết, mỗi kênh có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khi chúng cùng hoạt động trong một môi trường chung.
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Nguy hiểm hơn, các kết quả chắc chắn đạt được có thể bị bỏ lỡ bởi cái nhìn thiếu bao quát.

Tạo ra một hỗn hợp phù hợp từ các kênh đơn lẻ không đủ để tối đa hóa những cơ hội mà các kênh đem lại; đúng hơn, các nhà quảng cáo cần có một lý thuyết tiếp cận và xây dựng các nguyên tắc riêng cho mỗi kênh.

Nhưng với quá nhiều kênh và quá nhiều nguyên tắc, một nhà quảng cáo nên bắt đầu từ đâu?

Dựa báo khó khăn và thoát khỏi xung đột

Để cảm nhận được điều gì bạn đang làm đúng, điều gì bạn đang làm quá tốt, tháo gỡ những xung đột và loại bỏ những hoạt động vô ích.

Bạn có thể nhận thấy vài điều bạn muốn thay đổi. Chẳng hạn, có thể bạn đang tập trung vào nhiều kênh trên mức độ cần thiết nhằm thu hút khách hàng, trong khi đối thủ của bạn sử dụng ít kênh hơn.

Điểm bắt đầu: Hãy nhìn vào những gì đối thủ của bạn sẵn sàng chi để có một khách hàng. Chi phí mục tiêu tương quan của bạn như thế nào? Bạn có một kênh, ở đó bạn trả 5 USD để có một khách hàng, trong khi đối thủ của bạn là 7 USD? Nếu vậy, bạn có biết tại sao không?

Nếu bạn đang hoạt động với một kênh, thay vì rộng hơn. Bạn có thể nhận thấy chi phí để đạt tới mục tiêu của bạn không tối ưu cho toàn bộ chiến dịch.

Quản lý chi phí hiệu quả hơn

Với việc sử dụng cùng một lúc nhiều kênh, chi phí tăng lên nhanh chóng, điều này tạo ra thử thách lớn đối với các marketer, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mà mỗi đồng bỏ ra cần có sự cân nhắc. Nhìn vào chi phí cho mỗi kênh là cách tốt nhất để có được sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn và kiểm soát tốt chi phí, trong khi vẫn đạt được những kết quả như mong đợi.

Điểm bắt đầu: Lùi một bước và xem lại mục tiêu của bạn, và mỗi kênh có thể hỗ trợ các mục tiêu đó như thế nào. Đo lường mức độ ảnh hưởng, chi phí của các hoạt động cả trên thực tại và kế hoạch. Sử dụng các kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như giám sát, báo cáo, quản lý gia tăng giá trị sống của khách hàng, rà soát chiến dịch tới đánh giá hiệu quả đầu tư và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

Kiểm tra, tối ưu hóa và kiểm tra lại lần nữa giữa các kênh

Sự chênh lệch lớn dần trong kiểm tra có thể ảnh hưởng lớn tới ROI của một chiến dịch đơn lẻ và cũng có thể được áp dụng toàn bộ chiến dịch marketing đa kênh.
Ví dụ, bạn có thể nhận thấy một điều thông qua hoạt động kiểm tra, đó là khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng tích cực hơn khi bạn “giảm dollars” so với “giảm %”. Những kết quả này có thể cũng được sử dụng tới xác định, đâu là điểm bắt đầu để cải thiện các kênh khác.

Điểm bắt đầu: Kiểm tra sáng tạo, những thứ bạn cung cấp cho khách hàng, những sắp xếp, và thực hiện điều này thường xuyên ở mức có thể, và đừng bao giờ để thứ gì đó vào cột “mất”. Khi bạn tạo ra những tiến bộ dựa vào kết quả kiểm tra mỗi kênh và tối đa chúng, hãy xem lại những thứ không hiệu quả trước đó, đặc biệt khi bạn đang xem xét sự khác nhau giữa các kênh. Bạn không bao giờ biết – thứ gì đó không hiệu quả trước khi bắt đầu một sự kết hợp mới.

Gắn kết đội ngũ trong và ngoài

Trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt là một chiến dịch đa kênh, đảm bảo mọi người có sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thậm chí chỉ cần một ai đó mất kết nối, có thể một cơ hội lớn đã bị bỏ qua.

Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông bao cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực, kết quả là mất lưu lượng, sai lầm này có thể sẽ không bao giờ phục hồi được, nó chẳng khác gì một trải nghiệm tồi tệ.
Điểm bắt đầu: Kết hợp mọi thành viên trong đội và những người liên quan trong thảo luận ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Giữ cho đường truyền thông tin luôn mở khi có thay đổi phát sinh.

Dự báo những thay đổi của ngành

Không gian ảo của thế giới trực tuyến đã xóa bỏ hoàn toàn những giới hạn của truyền thôn truyền thống. Những từ khóa trước đây liên kết với thương hiệu của bạn thì hiện tại chỉ là một trò chơi công khai cho đối thủ cạnh tranh, những từ đó có thể hướng sự truy cập ra khỏi website của bạn và trược tiếp tới website của đối thủ. Những thay đổi gần đây cho Google chỉ bao gồm những thứ phức tạp, có ảnh hưởng đáng kế đến ROI của marketers và sự kết hợp các kênh của họ.

Điểm bắt đầu: Lập bảng kê người giám sát và bảo vệ thương hiệu của bạn, cũng như cách thức môi trường mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đó.
Ví dụ, những mở rộng của Google đã ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiềm. Và nó cùng từng thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu, điều này sẽ quyết định bạn có thể gia tăng những liên kết hữu ích hay không – hoặc trao lợi nhuận cho đối thủ của bạn.

Nếu bạn không có một thương hiệu có thể phân biệt, hãy nhận dạng các chiến lược có thể bảo vệ bạn, chẳng hạn như tập trung vào phát triển công việc kinh doanh hiện tại, liên kết…

Hãy nhớ rằng đây chính là những điều giúp cho các kênh của bạn được tối ưu hóa và gắn kết. Hãy để hỗn hợp marketing của bạn dẫn bạn đến cấp độ mới của sự hiệu quả và hợp 

Bàn về kế hoạch truyền thông hiệu quả

0 nhận xét

Làm thế nào để khám phá và tận dụng các kho báu tiềm ẩn sẵn có trong doanh nghiệp ?
Các phương tiện truyền thông nào được sử dụng để chuyển tải các thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả?
Đó chỉ là 2 trong nhiều câu hỏi luôn được đặt ra cùng những nỗi trăn trở khác của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người đang gánh vác trọng trách xây dựng thương hiệu trước tình hình hậu khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam với qui mô và ngân sách Marketing nhỏ đang vất vả trong việc tìm kiếm và phát huy những ưu thế của mình để cạnh tranh và phát triển trong hội nhập.
Theo thống kê gần đây, trong 100 Công ty tốt nhất để làm việc năm 2008 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố năm 2008, mức độ hài lòng đối với nơi làm việc của nhân viên trong các Công ty này trung bình là 90%, tại Google đạt đến 98%. Vậy phải chăng sức mạnh của thương hiệu xuất phát từ chính bên trong doanh nghiệp?
Khi thực hiện một kế hoạch truyền thông, trước tiên các doanh nghiệp nên nhìn lại những vấn đề cơ bản nhất về Marketing, đó là: Những sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ? Bạn phải biết khách hàng của bạn là ai? Những thông điệp chủ yếu nào cho kế hoạch truyền thông của bạn?
Sản phẩm, dịch vụ của bạn có những khác biệt nào so với các đối thủ cạnh cạnh như về giá cả, chất lượng, đặc điểm, phong cách, sự tiện dụng, nhanh chóng… Điểm nhấn của sản phẩm, dịch vụ đánh dấu sự khác biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng lọai hiện có trên thị trường là gì? Những khác biệt này sẽ giúp cho bạn đưa ra các thông điệp tốt nhất (messages) đến với khách hàng.
Khi bạn truyền đi những thông điệp đến khách hàng, bạn không thể không biết khách hàng của bạn là ai? giàu hay nghèo? số lượng khách hàng bạn dự kiến gửi thông điệp là bao nhiêu?… Trước khi truyền tải những thông điệp này, bạn nên có một chiến lược để phân đoạn, phân khúc thị trường một cách cụ thể từ đó có kế hoạch truyền tải như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Các thông điệp được truyền đi cho khách hàng phải đảm bảo những yếu tố như: ngắn gọn, dễ hiểu, khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hiện đang có trên thị trường…nhằm hướng dẫn khách hàng tìm đến các nơi có thể thực hiện được giao dịch như: website, danh bạ điện thoại, địa điểm, các phương thức cung cấp hàng hoá, dịch vụ…Từ đó ta có thể xác định những nơi cần đầu tư, quảng bá, và tiềm năng thu hút người vào xem như số lượng người vào website, số lượng đặt quan hệ, số lựơng tiềm năng …
Những giá trị marketing tiềm ẩn tại các doanh nghiệp
Nhân viên và các mối quan hệ cá nhân của nhân viên đó là những giá trị marketing tiềm ẩn tại doanh nghiệp bạn. Bạn đã khai thác hết chưa? Nếu các nhân viên của doanh nghiệp không biết, không hiểu về các thông điệp của doanh nghiệp thì liệu khách hàng có hiểu rõ được không?
Bởi vậy trước tiên, bạn nên truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp cho chính các nhân viên của bạn, những nhân viên này lúc nào cũng có những mối quan hệ cá nhân sẵn có với bạn bè, gia đình và họ sẽ là người trực tiếp truyền thông điệp cho bạn mà không phải mất một đồng chi phí nào. Ví dụ như một thông điệp “Những chuyến du lịch có giá rẻ nhất” của một Công ty dịch vụ du lịch sẽ là thông điệp được truyền đi rất nhanh từ những nhân viên của bạn cho bạn bè, người thân trong các dịp nghỉ lễ, tết chẳng hạn. Thông điệp “Đỗ là được” chính là thông điệp đặc biệt của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) dành cho học sinh phổ thông trung học với 400 suất học bổng dành cho các thủ khoa đậu Đại học từ 12/4 đến 9/7/2010, nhưng thiết nghĩ sức thu hút của nó là đến từ nhiều giới, nhất là từ những bậc cha mẹ chứ không chỉ đơn thuần trong giới học sinh.

Kênh truyền thông giá rẻ nhất
Hiện nay, tại Việt Nam hầu như các Công ty đều có website, nhưng không được cập nhật thường xuyên và chưa biết làm cách nào để khách hàng có thể biết được địa chỉ website của bạn. Đó là những vấn đề rất khó, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Ở Mỹ, các kênh truyền thông trên mạng như website, blogs, mạng xã hội (social networking)… là những kênh truyền thông hiệu quả và rẻ nhất hiện nay. Blogs là trang web dành cho cá nhân, được xem như một nhật ký điện tử của bạn, mà nơi đó bạn có thể bày tỏ quan điểm, thông tin của bạn cho những người quan tâm; các mạng xã hội thì giúp cho bạn tìm được khách hàng thông qua các nhóm bạn, bạn muốn tìm cơ hội nghề nghiệp trên Linkedin, hay qua những mẫu tin quảng cáo ngắn trên Twitter. Qua những kênh truyền thông này, bạn có thể truyền đi những thông điệp của Công ty bạn thông qua những mẫu tin ngắn gọn, thu hút sự chú ý cho mọi người.
Ví dụ một Công ty chuyên về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, thực hiện dịch vụ vận tải đã xây dựng một website mà hình tượng xuyên suốt là bản đồ đất nước trên đó những line đỏ gần như chạy dọc hết bản đồ chính là đường đi của các hành trình vận chuyển Công ty đã thực hiện được. Chính hình tượng này đã đập ngay vào mắt người xem về khả năng cung ứng dịch vụ khá rộng của Công ty, tạo nên một hiệu ứng tốt cho việc quảng bá thương hiệu qua truyền thông, thông qua kết quả hàng ngàn người truy cập trang web, số lượng online tìm hiểu và đơn đặt hàng đã tăng lên một cách đáng kể.
Việc tạo blogs và sử dụng các mạng xã hội để trao đổi thông tin hay truyền tải các thông điệp của Công ty là những kỹ thuật khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết tận dụng những công cụ truyền thông này.
Quảng cáo trên báo, trên truyền hình là những kênh truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Người ta thống kê rằng: một thông điệp được truyền đi qua các kênh này phải lặp đi, lặp lại ít nhất 7 lần thì mới có khả năng tạo sự lưu ý của khách hàng. Do vậy, những kênh truyền thông này sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền từ ngân sách marketing.
Những bài viết PR (Public Relationship) trên báo hay xây dựng những phim phóng sự trên truyền hình sẽ có tác dụng nhiều đến người xem và khách hàng, nhưng chi phí để thực hiện các chương trình này cũng không nhỏ.
Việc áp dụng chế độ ưu đãi cho đội ngũ cộng tác viên, phóng viên tại chỗ là một nguồn lực có tiềm năng khá tốt trong việc PR cho chính bản thân doanh nghiệp. Bởi đó cũng chính là những người yêu nghề, hiểu nghề và có tâm huyết với công việc mình đã và đang chọn, nên việc tạo ra những sản phẩm PR có rất nhiều mặt tích cực, mang lại hiệu quả tốt cho công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu.
Kế hoạch truyền thông
Kế hoạch truyền thông là một phần của kế hoạch phát triển thị trường. Một kế hoạch truyền thông cụ thể tạo ra định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, giúp Công ty chuyển thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu.
Kế hoạch truyền thông sẽ giúp cho Công ty xác định được người nhận thông điệp, các tài liệu, trang thiết bị truyền thông được sử dụng, mục đích, thời gian, người chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn truyền thông. Kế hoạch truyền thông cũng sẽ giúp Công ty kiểm soát được tất cả các hoạt động truyền thông nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong một số trường hợp, khi thông tin cần công bố là phức hợp hoặc nhạy cảm, kế hoạch truyền thông tốt sẽ giúp Công ty hệ thống hóa thông tin và giải quyết những rắc rối nảy sinh xung quanh vấn đề tranh cãi đó.
Những giá trị tiềm ẩn chưa được khai thác tại doanh nghiệp, các kênh truyền thông với chi phí thấp, kỹ thuật lập kế hoạch truyền thông là những vấn đề khá mới trong hoạt động truyền thông và tiếp thị thị trường tại Việt Nam. Các nhà quản lý cần lưu ý những kênh truyền thông này nhằm khai thác hết những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, tiềm thức của khách hàng.

Theo Vietinbank
http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/100519.html

Vì sao phải quảng cáo

0 nhận xét

Hầu hết mọi người đều tin rằng việc quảng cáo chủ yếu là để tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, để xây dựng sự nhận biết thương hiệu và để thu hút them khách hàng mới. Thật ra những mục tiêu này đều đúng cả. Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì ý nghĩa của việc quảng cáo chưa được trọn vẹn.

Sau đây là sáu lý do chính yếu cho việc quảng cáo, tuy vậy không phải lý do nào cũng dễ nhận biết:

1. Tạo động lực thúc đẩy “đội quân” của bạn

Quảng cáo có khả năng tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên của bạn và nếu chúng được thực hiện hiệu quả, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào về công ty và bản thân họ. Những mẫu quảng cáo mới nên được đem ra xem xét nội bộ trong các cuộc họp nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự phấn khích và nhâ viên sau đó sẽ thảo luận với gia đình và bạn bè của họ về chiến dịch quảng cáo. Nhớ thông báo cho nhân viên biết khi nào mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện và trên phương tiện truyền thông nào.
2. Nhắn nhủ khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ

Bạn cần gửi thông điệp này đến khách hàng để họ thấy được rằng quả là không sai khi chọn công ty bạn làm đối tác kinh doanh-một ý tưởng mà khách hàng chẳng bao giờ tự thân nghĩ đến. Qua việc tăng cường sự nhận thức cũng như củng cố trí nhớ khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu công ty, việc quảng cáo sẽ khuyến khích khách hàng hành động và đáp ứng lại tích cực hơn. Hầu hết những mối kinh doanh “mới” có được nhờ quảng cáo là từ khách hàng hiện tại của bạn.
3. Có thêm khách hàng mới

Ai cũng muốn có thêm nhiều khách hàng, nhưng những khách hàng tiềm năng cần được cung cấp thông tin. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ website hoặc số điện thoại phải được in rõ rang và dễ nhìn thấy. Bạn cũng cần nói rõ khách hàng có thể phản hồi trên phương diện nào hoặc hướng dẫn chích xác cách thức và địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt ra thời hạn cụ thể.
4. Tuyển dụng nhân tài của đối thủ cạnh tranh

Nếu nhân sự từ đối thủ cạnh tranh lien hệ và hỏi bạn về cơ hội việc làm sau khi xem mẫu quảng cáo của công ty, bạn biết rằng mình đã thành công. Ngay cả khi họ không đề cập gì đến mẫu quảng cáo, bạn vẫn có thể biết được là lý do chính đã thu hút và khiến họ lien hệ với bạn.
5. Tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty
Các phương tiện truyến thông cũng sẽ theo dõi mẫu quảng cáo của bạn. Rất có thể sẽ có phóng viên đề nghị phỏng vấn bạn sau khi chiến dịch quảng cáo được triển khai. Hãy tận dụng cơ hội này và tỏ ra cộng tác với họ. Điều này tương tự như việc bạn làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về những điều tốt đẹp của công ty mình qua chiến dịch quảng cáo.

6. Xây dựng thương hiệu
Một điều đơn giản là càng nhiều người biết đến công ty bạn thì càng tốt.

Những yếu tố quyết định mức độ lan truyền của quảng cáo

0 nhận xét

Mặc dù tỷ lệ quảng cáo lan truyền hiệu quả là khá nhỏ, nhưng bạn vẫn hoàn toàn có khả năng thành công. Chúng tôi đã xác định một số nhân tố có ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công: khuyến mại. hỗ trợ trên truyền thông và những thành tố cụ thể của sáng tạo bao gồm việc sử dụng yếu tố hài hước, người nổi tiếng và tính giật gân. Trước khi ứng dụng chiến lược lan truyền. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng liệu hướng tiếp cận đó có phù hợp với thương hiệu hay không.
Những yếu tố quyết định mức độ lan truyền của quảng cáo.

Có nhiều yếu tố quyết định mức độ lan truyền của quảng cáo

Người nổi tiếng

Sự xuất hiện của người nổi tiếng rõ ràng có thể tác động đến tỷ lệ người xem, đặc biệt là tại Mỹ.

Quảng bá

Những video được quảng cáo trên Youtube có tỷ lệ xem rất khác so với những video lan truyền “tự nhiên”. Chúng được nhiều người xem hơn, nhưng chúng cũng có cả lượng người xem lan truyền miễn phí – thường là gấp đôi con số người xem tự nhiên, không nhờ quảng bá. Những quảng cáo trên trang chủ Youtube trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp 86% tổng tỷ lệ người xem, và họ tăng tỷ lệ xem mong đợi đến hơn 600%.

Thực hiện có kết nối

Việc thực hiện quảng cáo có liên kết với một chủ đề hoặc thiết bị thông thường dường như kiếm lời từ việc trở thành một phần của chiến dịch. Chiến dịch BlendTec hiện tại là một ví dụ minh hoạ tuyệt vời. Mỗi lần video “Will it blend” được ra mắt, nó lại có tiềm năng tăng cao tỷ lệ người xem so với những video lần trước.

Hỗ trợ truyền thông trả tiền

Những chiến dịch thường xuyên sẽ được hỗ trợ bởi truyền thông trả tiền. Bản thân video quảng cáo có thể đã xuất hiện trên truyền hình, rạp chiếu phim hoặc những kênh trực tuyến trả tiền. Những phương tiện truyền thông khác như áp phích hay tài liệu truyền thông dạng in ấn có thể đóng vai trò hỗ trợ. Hoạt động PR có thể tạo tác động lớn, trước tiên là gieo hạt giống mẫu quảng cáo phù hợp so với những hãng đi trước, và sau đó là “thổi quạt vào lò” để đảm bảo mức độ nhận biết sâu rộng hơn.  Chiến dịch cho vẻ đẹp đích thực của Dove đã hưởng lợi rất nhiều từ tất cả các yếu tố này, tỷ lệ người xem lan truyền bị chi phối chủ yếu bởi một chiến dịch chính có sử dụng truyền hình, quảng cáo ngoài trời, trực tuyến và PR.

Campaign Placement

Những quảng cáo có thể dễ dàng chuyển tiếp cho bạn bè càng có khả năng lan truyền nhanh. Chức năng chuyển tiếp có thể được trang bị bằng việc đầu tư cho một kho lưu trữ video nổi bật (chẳng hạn như một trang web nhỏ quảng bá cho chiến dịch, một trang Facebook hay một kênh Youtube có đăng ký tên thương hiệu).

Tên quảng cáo

Tên gọi gắn liền với quảng cáo có thể quyết định mức độ khó dễ khi tìm kiếm quảng cáo. Những người làm quảng cáo chỉ có thể kiểm soát tên gọi của phiên bản video “chính thức”, tuy nhiên họ nên xem xét những gợi ý về cách thức tiến hành. Đối với những người lướt web ngẫu nhiên, một cái tên gợi sự tò mò có thể thu hút họ, nhưng với những người tìm kiếm, một cái tên hiển nhiên sẽ mang lại kết quả cao.

Các nhân tố sáng tạo

Bên cạnh những nhân tố được liệt kê bên trên, nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng tới khả năng lan truyền của quảng cáo chính là sức mạnh sáng tạo. Để giúp dự báo khả năng lan truyền trên thị trường, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một công cụ đo lường Tiềm năng lan truyền của sản phẩm sáng tạo. Mối liên hệ dưới đây (dựa trên 102 mẫu quảng cáo được nhận diện trước đó) sẽ giúp chúng ta tách biệt và hiểu rõ một vài nhân tố sáng tạo chính đằng sau thành công lan truyền.

Vậy, những nhân tố sáng tạo nào chi phối mức độ lan truyền của người xem? Chúng tôi nhận diện bốn yếu tố đo lường có liên quan đến tỷ lệ người xem mỗi tuần.

Khả năng ghi nhớ liên quan đến thương hiệu

Chỉ số đo lường độ nhận biết mà chúng tôi đã xây dựng (đo lường khả năng ghi nhớ của quảng cáo) có mối tương quan sâu sắc với tỷ lệ người xem nó.
Sự xuất hiện của một người nổi tiếng

23 trong số 102 quảng cáo có sự góp mặt của người nổi tiếng (hoặc nhóm người nổi tiếng). Với mỗi quảng cáo trong số đó, chúng tôi xếp hạng tình trạng và mức độ nổi tiếng của các “sao” thông qua mật độ tìm kiếm trực tuyến chẳng hạn như chụp hình thông qua chức năng sẵn có Google Insights cho giao diện tìm kiếm. Sử dụng công cụ này, chúng tôi chấm điểm mức độ nổi tiếng của tất cả những người nổi tiếng trong nhóm dữ liệu so với sự nổi tiếng của Angelina Jolie, một ngôi sao luôn sở hữu mật độ tìm kiếm rất cao. (Cách chấm điểm này rất cần thiết bởi công cụ Google Insights cung cấp chỉ số đánh giá mật độ tìm kiếm, thay vì một con số hiển nhiên). Nói chung, người tham gia càng nổi tiếng, số người xem quảng cáo càng cao.

Sự khác biệt

Khác biệt là một đặc điểm rất quan trọng. Để lan truyền thành công, quảng cáo cần phải nổi bật giữa những quảng cáo khác, không chỉ là những quảng cáo của đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt là điều thiết yếu đối với thành công của một vài trong số những quảng cáo lan truyền nổi tiếng nhất như quảng cáo “The man your man could smell like” (tạm dịch: Để người đàn ông của bạn thơm tho như bạn muốn) của Old Spice và “Happiness Machine” (tạm dịch: Cỗ máy Hạnh phúc) của Coca Cola.

Buzz

Một nhân tố khác chúng tôi gọi là Buzz – chất lượng nội dung khiến mọi người muốn gửi mẫu quảng cáo ấy cho người khác. Để hiểu khía cạnh này, chúng tôi đã thuê thực hiện một dự án nghiên cứu định tính được thiết kế đặc biệt để khảo sát hiện tượng này. Nghiên cứu được tiến hành tại Anh, với sự tham gia của hơn 3000 người tiêu dùng và 29 bộ phim khác nhau. Các bộ phim có sự khác biệt về xuất xứ và phong cách, một số đã là những bộ phim lan truyền nổi tiếng, một số lại ít lan truyền hơn và số khác là những quảng cáo truyền hình thông thường.
Những phát hiện rất rõ ràng. Hành động gửi một quảng cáo là yếu tố mang tính hệ quả xuất phát từ sự yêu thích cá nhân. Khi gửi đi một quảng cáo, người gửi đang nói rằng anh ấy/cô ấy nghĩ nó hay. Gửi một quảng cáo dở tệ giống như kể một chuyện hài đáng xấu hổ cho tất cả những ai có liên quan.
Nghiên cứu nhận diện bốn nhân tố mà chúng tôi tổng kết thành cụm từ viết tắt LEGS, hay nói cách khác, những yếu tố khiến quảng cáo lan truyền là…

Yếu tố hài hước

Người gửi video thường cần chắc chắn rằng người nhận sẽ cười khi nhìn thấy nó. Khả năng về kết quả này sẽ được đánh giá với chính phản ứng của họ với bộ phim. Một nụ cười gượng gạo sẽ không đủ sức tạo động lực cho người nhận gửi tiếp bộ phim đi. Bốn trong số năm bộ phim top đầu nghiên cứu đều vượt quá chỉ số về mức độ hài hước.

Tính giật gân

Đây là loại phim mà hầu hết mọi người không cho các bậc phụ huynh xem, những bộ phim giật gân thường nằm ở giới hạn chấp nhận của xã hội. Nhiều người cho rằng chúng gớm ghiếc, gây sốc, kinh khủng hoặc khó chịu. Nhưng quan trọng hơn, chúng kết hợp sự giật gân và yếu tố hài huớc. Nhưng yếu tố gây sốc có chứa trong bộ phim thường bị bỏ qua, và tổng thể bộ phim trở nên hài hước.

Sức hút

Thấy một bộ phim có sức hút, gắn kết hay có liên quan không giống như thưởng thức một bộ phim. Một vài người sẽ chỉ trích việc “thưởng thức” một pha đụng xe, nhưng phần lớn chúng ta lại giương mắt nhìn khi bắt gặp một tai nạn. Những bộ phim có sức hút không nhất thiết phải đặc biệt thú vị; tương tự như thế, những bộ phim bị động lại có thể cực kỳ thú vị. Điều quan trọng là cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực đều có thể khiến người xem bị hút chặt vào một bộ phim. Nghiên cứu này cho thấy mặc dù một bộ phim hấp dẫn không đảm bảo sẽ lan truyền những một bộ phim không hấp dẫn lại càng ít có khả năng đó.

Nguy cơ của những quảng cáo lan truyền

Việc tập trung vào yếu tố giật gân hoặc liên quan đến sex không nên phương hại đến tính cách hoặc tuyên bố của thương hiệu. Một bộ phim khờ dại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thương hiệu nếu nó được lan truyền bởi vì thương hiệu sẽ không có khả năng kiểm soát thời gian tồn tại của nó trong con mắt của công chúng. Đối với nhiều thương hiệu, một bộ phim bán khiêu dâm sẽ làm xói mòn thay vì củng cố cam kết và định vị thương hiệu.

Có một xu hướng đang phát triển đối với những người quản lý thương hiệu, đó là đề xuất hoặc yêu cầu một chiến dịch lan truyền bởi vì “mọi người đang làm như thế”. Trước khi triển khai một dự án lan truyền, những người làm marketing cần phải cân nhắc câu hỏi: Thương hiệu sẽ phát sóng một bộ phim hài hước, giật gân, hấp dẫn hay khiêu gợi trên truyền hình hoặc ngoài rạp chiếu phim? Nếu bộ phim không phù hợp với thương hiệu trên truyền hình hoặc rạp chiếu phim, nó sẽ không thể tìm đâu phù hợp hơn chiếc máy tính. Lựa chọn truyền thông phải bị chi phối bởi mục đích truyền thông, chứ không phải những cách liên quan.

Giống như một mẫu quảng cáo thiếu chiến lược có thể làm tổn hại giá trị thương hiệu, một chiến dịch lan truyền kém chất lượng cũng có tác động như vậy. Do đó, mục tiêu phải là sự khác biệt phù hợp, chứ không phải không ngừng theo đuổi mục tiêu buzz.

May mắn

Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng, bất luận những phân tích đã trình bày ở trên, yếu tố may mắn vẫn có vai trò ở đây. Ở điểm này, những người làm marketing bắt đầu mất kiểm soát chiến dịch, và mọi thứ có thể đảo lộn và xoay chuyển ngoài mong đợi, nhưng nhờ may mắn, họ vẫn có thể hưởng lợi từ một chiến dịch lan truyền quy mô.