Thiết kế kênh marketing

0 nhận xét

Một doanh nghiệp nhỏ mới ra thị trường thường hoạt động khởi điểm với một thị trường giới hạn nhất định. Bởi vì doanh nghiệp nhỏ thường bị hạn chế về khả năng và vốn liếng, nên họ thường phải lựa chọn từ những kênh phân phối đang có sẵn. Kênh phân phối mà họ chọn có thể chỉ bao gồm vài người nhân viên của nhà cung cấp, một hoặc hai nhà phân phối (nhà bán sỉ), vài cửa hàng bán lẻ và kết hợp với một hoặc hai doanh nghiệp vận chuyển. 


Trong trường hợp này, việc chọn kênh phân phối tốt nhất cho doanh nghiệp dường như đơn giản hơn, và chính họ có thể sẽ phải thực hiện một vài chức năng của kênh phân phối. Mặt khác, các doanh nghiệp lớn có xu hướng sử dụng nhiều loại hình phân phối khác nhau cho từng thị trường khác nhau.

Nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm mình ra thị trường thông qua nhà phân phối bán sỉ đối với những thị trường lớn. Trong khi đối với những thị trường nhỏ họ có thể trực tiếp cung cấp đến các điểm bán lẻ.

Đối với một thị trường nào đó, doanh nghiệp có thể phân phối rộng rãi sản phẩm mình tới tất cả các điểm bán lẻ nào mong muốn bán hàng của doanh nghiệp. Nhưng trên một thị trường khác, doanh nghiệp lại chỉ có thể cấp quyền độc quyền cho một vài cửa hàng bán lẻ.

Đối với thị trường vùng ngoại ô, doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm của mình qua hệ thống các cửa hàng bán đầy đủ dải sản phẩm cùng chủng loại. Nhưng đối với thị trường có mật độ dân cư dày đặc, doanh nghiệp lại có thể phân phối sản phẩm của mình qua các cửa hàng chỉ bán các sản phẩm chọn lọc, hạn chế.
Dù lớn hay nhỏ, khi chọn kênh phân phối doanh nghiệp phải tiến hành phân tích SWOT để hiểu thế mạnh và điểm yếu của mình cùng với những cơ hội và những mối đe doạ trên thị trường. Doanh nghiệp cũng nên phân tích SWOT đối với các thành phần tham gia trong kênh phân phối (tham khảo thêm Các tiêu chí chọn nhà phân phối) để hiểu và chọn đối tác cho phù hợp với chiến lược marketing của mình.
Số lượng tầng nấc trong kênh marketing.
 

Mỗi đối tác trung gian thực hiện một chức năng cần thiết nhất định trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, và mỗi khâu trung gian được gọi là một tầng nấc trong kênh marketing. Nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng thực hiện một số chức năng trong kênh nên họ cũng là một phần trong kênh marketing. Chiều dài của kênh marketing phụ thuộc vào số lượng tầng nấc trong kênh.

Một kênh marketing không có tầng nấc, hay còn gọi là kênh marketing trực tiếp, là kênh mà trong đó người sản xuất cung cấp sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thị trường tiêu dùng


Trong thị trường hàng tiêu dùng, hình thức bán hàng trực tiếp đến hộ dân (door-to-door), bán hàng bằng ca ta lô thông qua đường bưu điện (mail-order-catalogues), bán hàng từ xa (telemarketing) hay cửa hàng của nhà sản xuất (manufacturer-owned retail outlet) là những kênh không có tầng nấc.

Kênh marketing 1 tầng là kênh chỉ có một thành phần trung gian tham gia, chẳng hạn như trường hợp người bán lẻ nhận hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.

Kênh marketing 2 tầng là kênh có hai thành phần trung gian, có thể bao gồm nhà bán sỉ và cửa hàng bán lẻ.

Tương tự, kênh marketing 3 tầng là kênh có 3 thành phần trung gian, chẳng hạn như nhà phân phối cấp 1, nhà phân phối cấp 2 (hay nhà bán sỉ địa phương) và cửa hàng bán lẻ.

Thị trường công nghiệp.
Thiết kế kênh marketing thị trường công nghiệp thường chỉ khác một ít so với kênh marketing thị trường tiêu dùng. Kênh không có tầng nấc là trường hợp nhà sản xuất sử dụng nhân viên bán hàng của mình để tiếp thị trực tiếp đến khách hàng công nghiệp.

Tuy nhiên họ cũng có thể sử dụng những nhân viên bán hàng nầy để tiếp thị sản phẩm đến những nhà phân phối công nghiệp, những doanh nghiệp nầy sau đó sẽ bán sản phẩm đến khách hàng công nghiệp cuối cùng.

Nhà sản xuất còn có thể cung cấp sản phẩm đến các nhà phân phối công nghiệp thông qua những đại diện của mình. Hoặc những người đại diện nầy có thể tiếp thị sản phẩm trực tiếp đến khách hàng công nghiệp.

Kết hợp các kênh truyền thông: Làm sao để thành công?

0 nhận xét

Khi quảng cáo trực tuyến gia tăng, nó chắc chắn ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay, các marketer gặp nhiều thử thách trong việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật phức tạp – từ tìm kiếm cho đến việc kết hợp công cụ quảng cáo và hơn thế – nhằm đạt được các kết quả mong đợi.

Cho dù, trên lý thuyết, mỗi kênh có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khi chúng cùng hoạt động trong một môi trường chung.
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Nguy hiểm hơn, các kết quả chắc chắn đạt được có thể bị bỏ lỡ bởi cái nhìn thiếu bao quát.

Tạo ra một hỗn hợp phù hợp từ các kênh đơn lẻ không đủ để tối đa hóa những cơ hội mà các kênh đem lại; đúng hơn, các nhà quảng cáo cần có một lý thuyết tiếp cận và xây dựng các nguyên tắc riêng cho mỗi kênh.

Nhưng với quá nhiều kênh và quá nhiều nguyên tắc, một nhà quảng cáo nên bắt đầu từ đâu?

Dựa báo khó khăn và thoát khỏi xung đột

Để cảm nhận được điều gì bạn đang làm đúng, điều gì bạn đang làm quá tốt, tháo gỡ những xung đột và loại bỏ những hoạt động vô ích.

Bạn có thể nhận thấy vài điều bạn muốn thay đổi. Chẳng hạn, có thể bạn đang tập trung vào nhiều kênh trên mức độ cần thiết nhằm thu hút khách hàng, trong khi đối thủ của bạn sử dụng ít kênh hơn.

Điểm bắt đầu: Hãy nhìn vào những gì đối thủ của bạn sẵn sàng chi để có một khách hàng. Chi phí mục tiêu tương quan của bạn như thế nào? Bạn có một kênh, ở đó bạn trả 5 USD để có một khách hàng, trong khi đối thủ của bạn là 7 USD? Nếu vậy, bạn có biết tại sao không?

Nếu bạn đang hoạt động với một kênh, thay vì rộng hơn. Bạn có thể nhận thấy chi phí để đạt tới mục tiêu của bạn không tối ưu cho toàn bộ chiến dịch.

Quản lý chi phí hiệu quả hơn

Với việc sử dụng cùng một lúc nhiều kênh, chi phí tăng lên nhanh chóng, điều này tạo ra thử thách lớn đối với các marketer, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mà mỗi đồng bỏ ra cần có sự cân nhắc. Nhìn vào chi phí cho mỗi kênh là cách tốt nhất để có được sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn và kiểm soát tốt chi phí, trong khi vẫn đạt được những kết quả như mong đợi.

Điểm bắt đầu: Lùi một bước và xem lại mục tiêu của bạn, và mỗi kênh có thể hỗ trợ các mục tiêu đó như thế nào. Đo lường mức độ ảnh hưởng, chi phí của các hoạt động cả trên thực tại và kế hoạch. Sử dụng các kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như giám sát, báo cáo, quản lý gia tăng giá trị sống của khách hàng, rà soát chiến dịch tới đánh giá hiệu quả đầu tư và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

Kiểm tra, tối ưu hóa và kiểm tra lại lần nữa giữa các kênh

Sự chênh lệch lớn dần trong kiểm tra có thể ảnh hưởng lớn tới ROI của một chiến dịch đơn lẻ và cũng có thể được áp dụng toàn bộ chiến dịch marketing đa kênh.
Ví dụ, bạn có thể nhận thấy một điều thông qua hoạt động kiểm tra, đó là khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng tích cực hơn khi bạn “giảm dollars” so với “giảm %”. Những kết quả này có thể cũng được sử dụng tới xác định, đâu là điểm bắt đầu để cải thiện các kênh khác.

Điểm bắt đầu: Kiểm tra sáng tạo, những thứ bạn cung cấp cho khách hàng, những sắp xếp, và thực hiện điều này thường xuyên ở mức có thể, và đừng bao giờ để thứ gì đó vào cột “mất”. Khi bạn tạo ra những tiến bộ dựa vào kết quả kiểm tra mỗi kênh và tối đa chúng, hãy xem lại những thứ không hiệu quả trước đó, đặc biệt khi bạn đang xem xét sự khác nhau giữa các kênh. Bạn không bao giờ biết – thứ gì đó không hiệu quả trước khi bắt đầu một sự kết hợp mới.

Gắn kết đội ngũ trong và ngoài

Trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt là một chiến dịch đa kênh, đảm bảo mọi người có sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thậm chí chỉ cần một ai đó mất kết nối, có thể một cơ hội lớn đã bị bỏ qua.

Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông bao cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực, kết quả là mất lưu lượng, sai lầm này có thể sẽ không bao giờ phục hồi được, nó chẳng khác gì một trải nghiệm tồi tệ.
Điểm bắt đầu: Kết hợp mọi thành viên trong đội và những người liên quan trong thảo luận ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Giữ cho đường truyền thông tin luôn mở khi có thay đổi phát sinh.

Dự báo những thay đổi của ngành

Không gian ảo của thế giới trực tuyến đã xóa bỏ hoàn toàn những giới hạn của truyền thôn truyền thống. Những từ khóa trước đây liên kết với thương hiệu của bạn thì hiện tại chỉ là một trò chơi công khai cho đối thủ cạnh tranh, những từ đó có thể hướng sự truy cập ra khỏi website của bạn và trược tiếp tới website của đối thủ. Những thay đổi gần đây cho Google chỉ bao gồm những thứ phức tạp, có ảnh hưởng đáng kế đến ROI của marketers và sự kết hợp các kênh của họ.

Điểm bắt đầu: Lập bảng kê người giám sát và bảo vệ thương hiệu của bạn, cũng như cách thức môi trường mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đó.
Ví dụ, những mở rộng của Google đã ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiềm. Và nó cùng từng thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu, điều này sẽ quyết định bạn có thể gia tăng những liên kết hữu ích hay không – hoặc trao lợi nhuận cho đối thủ của bạn.

Nếu bạn không có một thương hiệu có thể phân biệt, hãy nhận dạng các chiến lược có thể bảo vệ bạn, chẳng hạn như tập trung vào phát triển công việc kinh doanh hiện tại, liên kết…

Hãy nhớ rằng đây chính là những điều giúp cho các kênh của bạn được tối ưu hóa và gắn kết. Hãy để hỗn hợp marketing của bạn dẫn bạn đến cấp độ mới của sự hiệu quả và hợp 

Bàn về kế hoạch truyền thông hiệu quả

0 nhận xét

Làm thế nào để khám phá và tận dụng các kho báu tiềm ẩn sẵn có trong doanh nghiệp ?
Các phương tiện truyền thông nào được sử dụng để chuyển tải các thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả?
Đó chỉ là 2 trong nhiều câu hỏi luôn được đặt ra cùng những nỗi trăn trở khác của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người đang gánh vác trọng trách xây dựng thương hiệu trước tình hình hậu khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam với qui mô và ngân sách Marketing nhỏ đang vất vả trong việc tìm kiếm và phát huy những ưu thế của mình để cạnh tranh và phát triển trong hội nhập.
Theo thống kê gần đây, trong 100 Công ty tốt nhất để làm việc năm 2008 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố năm 2008, mức độ hài lòng đối với nơi làm việc của nhân viên trong các Công ty này trung bình là 90%, tại Google đạt đến 98%. Vậy phải chăng sức mạnh của thương hiệu xuất phát từ chính bên trong doanh nghiệp?
Khi thực hiện một kế hoạch truyền thông, trước tiên các doanh nghiệp nên nhìn lại những vấn đề cơ bản nhất về Marketing, đó là: Những sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ? Bạn phải biết khách hàng của bạn là ai? Những thông điệp chủ yếu nào cho kế hoạch truyền thông của bạn?
Sản phẩm, dịch vụ của bạn có những khác biệt nào so với các đối thủ cạnh cạnh như về giá cả, chất lượng, đặc điểm, phong cách, sự tiện dụng, nhanh chóng… Điểm nhấn của sản phẩm, dịch vụ đánh dấu sự khác biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng lọai hiện có trên thị trường là gì? Những khác biệt này sẽ giúp cho bạn đưa ra các thông điệp tốt nhất (messages) đến với khách hàng.
Khi bạn truyền đi những thông điệp đến khách hàng, bạn không thể không biết khách hàng của bạn là ai? giàu hay nghèo? số lượng khách hàng bạn dự kiến gửi thông điệp là bao nhiêu?… Trước khi truyền tải những thông điệp này, bạn nên có một chiến lược để phân đoạn, phân khúc thị trường một cách cụ thể từ đó có kế hoạch truyền tải như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Các thông điệp được truyền đi cho khách hàng phải đảm bảo những yếu tố như: ngắn gọn, dễ hiểu, khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hiện đang có trên thị trường…nhằm hướng dẫn khách hàng tìm đến các nơi có thể thực hiện được giao dịch như: website, danh bạ điện thoại, địa điểm, các phương thức cung cấp hàng hoá, dịch vụ…Từ đó ta có thể xác định những nơi cần đầu tư, quảng bá, và tiềm năng thu hút người vào xem như số lượng người vào website, số lượng đặt quan hệ, số lựơng tiềm năng …
Những giá trị marketing tiềm ẩn tại các doanh nghiệp
Nhân viên và các mối quan hệ cá nhân của nhân viên đó là những giá trị marketing tiềm ẩn tại doanh nghiệp bạn. Bạn đã khai thác hết chưa? Nếu các nhân viên của doanh nghiệp không biết, không hiểu về các thông điệp của doanh nghiệp thì liệu khách hàng có hiểu rõ được không?
Bởi vậy trước tiên, bạn nên truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp cho chính các nhân viên của bạn, những nhân viên này lúc nào cũng có những mối quan hệ cá nhân sẵn có với bạn bè, gia đình và họ sẽ là người trực tiếp truyền thông điệp cho bạn mà không phải mất một đồng chi phí nào. Ví dụ như một thông điệp “Những chuyến du lịch có giá rẻ nhất” của một Công ty dịch vụ du lịch sẽ là thông điệp được truyền đi rất nhanh từ những nhân viên của bạn cho bạn bè, người thân trong các dịp nghỉ lễ, tết chẳng hạn. Thông điệp “Đỗ là được” chính là thông điệp đặc biệt của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) dành cho học sinh phổ thông trung học với 400 suất học bổng dành cho các thủ khoa đậu Đại học từ 12/4 đến 9/7/2010, nhưng thiết nghĩ sức thu hút của nó là đến từ nhiều giới, nhất là từ những bậc cha mẹ chứ không chỉ đơn thuần trong giới học sinh.

Kênh truyền thông giá rẻ nhất
Hiện nay, tại Việt Nam hầu như các Công ty đều có website, nhưng không được cập nhật thường xuyên và chưa biết làm cách nào để khách hàng có thể biết được địa chỉ website của bạn. Đó là những vấn đề rất khó, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Ở Mỹ, các kênh truyền thông trên mạng như website, blogs, mạng xã hội (social networking)… là những kênh truyền thông hiệu quả và rẻ nhất hiện nay. Blogs là trang web dành cho cá nhân, được xem như một nhật ký điện tử của bạn, mà nơi đó bạn có thể bày tỏ quan điểm, thông tin của bạn cho những người quan tâm; các mạng xã hội thì giúp cho bạn tìm được khách hàng thông qua các nhóm bạn, bạn muốn tìm cơ hội nghề nghiệp trên Linkedin, hay qua những mẫu tin quảng cáo ngắn trên Twitter. Qua những kênh truyền thông này, bạn có thể truyền đi những thông điệp của Công ty bạn thông qua những mẫu tin ngắn gọn, thu hút sự chú ý cho mọi người.
Ví dụ một Công ty chuyên về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, thực hiện dịch vụ vận tải đã xây dựng một website mà hình tượng xuyên suốt là bản đồ đất nước trên đó những line đỏ gần như chạy dọc hết bản đồ chính là đường đi của các hành trình vận chuyển Công ty đã thực hiện được. Chính hình tượng này đã đập ngay vào mắt người xem về khả năng cung ứng dịch vụ khá rộng của Công ty, tạo nên một hiệu ứng tốt cho việc quảng bá thương hiệu qua truyền thông, thông qua kết quả hàng ngàn người truy cập trang web, số lượng online tìm hiểu và đơn đặt hàng đã tăng lên một cách đáng kể.
Việc tạo blogs và sử dụng các mạng xã hội để trao đổi thông tin hay truyền tải các thông điệp của Công ty là những kỹ thuật khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết tận dụng những công cụ truyền thông này.
Quảng cáo trên báo, trên truyền hình là những kênh truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Người ta thống kê rằng: một thông điệp được truyền đi qua các kênh này phải lặp đi, lặp lại ít nhất 7 lần thì mới có khả năng tạo sự lưu ý của khách hàng. Do vậy, những kênh truyền thông này sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền từ ngân sách marketing.
Những bài viết PR (Public Relationship) trên báo hay xây dựng những phim phóng sự trên truyền hình sẽ có tác dụng nhiều đến người xem và khách hàng, nhưng chi phí để thực hiện các chương trình này cũng không nhỏ.
Việc áp dụng chế độ ưu đãi cho đội ngũ cộng tác viên, phóng viên tại chỗ là một nguồn lực có tiềm năng khá tốt trong việc PR cho chính bản thân doanh nghiệp. Bởi đó cũng chính là những người yêu nghề, hiểu nghề và có tâm huyết với công việc mình đã và đang chọn, nên việc tạo ra những sản phẩm PR có rất nhiều mặt tích cực, mang lại hiệu quả tốt cho công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu.
Kế hoạch truyền thông
Kế hoạch truyền thông là một phần của kế hoạch phát triển thị trường. Một kế hoạch truyền thông cụ thể tạo ra định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, giúp Công ty chuyển thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu.
Kế hoạch truyền thông sẽ giúp cho Công ty xác định được người nhận thông điệp, các tài liệu, trang thiết bị truyền thông được sử dụng, mục đích, thời gian, người chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn truyền thông. Kế hoạch truyền thông cũng sẽ giúp Công ty kiểm soát được tất cả các hoạt động truyền thông nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong một số trường hợp, khi thông tin cần công bố là phức hợp hoặc nhạy cảm, kế hoạch truyền thông tốt sẽ giúp Công ty hệ thống hóa thông tin và giải quyết những rắc rối nảy sinh xung quanh vấn đề tranh cãi đó.
Những giá trị tiềm ẩn chưa được khai thác tại doanh nghiệp, các kênh truyền thông với chi phí thấp, kỹ thuật lập kế hoạch truyền thông là những vấn đề khá mới trong hoạt động truyền thông và tiếp thị thị trường tại Việt Nam. Các nhà quản lý cần lưu ý những kênh truyền thông này nhằm khai thác hết những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, tiềm thức của khách hàng.

Theo Vietinbank
http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/100519.html

Vì sao phải quảng cáo

0 nhận xét

Hầu hết mọi người đều tin rằng việc quảng cáo chủ yếu là để tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, để xây dựng sự nhận biết thương hiệu và để thu hút them khách hàng mới. Thật ra những mục tiêu này đều đúng cả. Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì ý nghĩa của việc quảng cáo chưa được trọn vẹn.

Sau đây là sáu lý do chính yếu cho việc quảng cáo, tuy vậy không phải lý do nào cũng dễ nhận biết:

1. Tạo động lực thúc đẩy “đội quân” của bạn

Quảng cáo có khả năng tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên của bạn và nếu chúng được thực hiện hiệu quả, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào về công ty và bản thân họ. Những mẫu quảng cáo mới nên được đem ra xem xét nội bộ trong các cuộc họp nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự phấn khích và nhâ viên sau đó sẽ thảo luận với gia đình và bạn bè của họ về chiến dịch quảng cáo. Nhớ thông báo cho nhân viên biết khi nào mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện và trên phương tiện truyền thông nào.
2. Nhắn nhủ khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ

Bạn cần gửi thông điệp này đến khách hàng để họ thấy được rằng quả là không sai khi chọn công ty bạn làm đối tác kinh doanh-một ý tưởng mà khách hàng chẳng bao giờ tự thân nghĩ đến. Qua việc tăng cường sự nhận thức cũng như củng cố trí nhớ khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu công ty, việc quảng cáo sẽ khuyến khích khách hàng hành động và đáp ứng lại tích cực hơn. Hầu hết những mối kinh doanh “mới” có được nhờ quảng cáo là từ khách hàng hiện tại của bạn.
3. Có thêm khách hàng mới

Ai cũng muốn có thêm nhiều khách hàng, nhưng những khách hàng tiềm năng cần được cung cấp thông tin. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ website hoặc số điện thoại phải được in rõ rang và dễ nhìn thấy. Bạn cũng cần nói rõ khách hàng có thể phản hồi trên phương diện nào hoặc hướng dẫn chích xác cách thức và địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt ra thời hạn cụ thể.
4. Tuyển dụng nhân tài của đối thủ cạnh tranh

Nếu nhân sự từ đối thủ cạnh tranh lien hệ và hỏi bạn về cơ hội việc làm sau khi xem mẫu quảng cáo của công ty, bạn biết rằng mình đã thành công. Ngay cả khi họ không đề cập gì đến mẫu quảng cáo, bạn vẫn có thể biết được là lý do chính đã thu hút và khiến họ lien hệ với bạn.
5. Tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty
Các phương tiện truyến thông cũng sẽ theo dõi mẫu quảng cáo của bạn. Rất có thể sẽ có phóng viên đề nghị phỏng vấn bạn sau khi chiến dịch quảng cáo được triển khai. Hãy tận dụng cơ hội này và tỏ ra cộng tác với họ. Điều này tương tự như việc bạn làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về những điều tốt đẹp của công ty mình qua chiến dịch quảng cáo.

6. Xây dựng thương hiệu
Một điều đơn giản là càng nhiều người biết đến công ty bạn thì càng tốt.

Những yếu tố quyết định mức độ lan truyền của quảng cáo

0 nhận xét

Mặc dù tỷ lệ quảng cáo lan truyền hiệu quả là khá nhỏ, nhưng bạn vẫn hoàn toàn có khả năng thành công. Chúng tôi đã xác định một số nhân tố có ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công: khuyến mại. hỗ trợ trên truyền thông và những thành tố cụ thể của sáng tạo bao gồm việc sử dụng yếu tố hài hước, người nổi tiếng và tính giật gân. Trước khi ứng dụng chiến lược lan truyền. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng liệu hướng tiếp cận đó có phù hợp với thương hiệu hay không.
Những yếu tố quyết định mức độ lan truyền của quảng cáo.

Có nhiều yếu tố quyết định mức độ lan truyền của quảng cáo

Người nổi tiếng

Sự xuất hiện của người nổi tiếng rõ ràng có thể tác động đến tỷ lệ người xem, đặc biệt là tại Mỹ.

Quảng bá

Những video được quảng cáo trên Youtube có tỷ lệ xem rất khác so với những video lan truyền “tự nhiên”. Chúng được nhiều người xem hơn, nhưng chúng cũng có cả lượng người xem lan truyền miễn phí – thường là gấp đôi con số người xem tự nhiên, không nhờ quảng bá. Những quảng cáo trên trang chủ Youtube trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp 86% tổng tỷ lệ người xem, và họ tăng tỷ lệ xem mong đợi đến hơn 600%.

Thực hiện có kết nối

Việc thực hiện quảng cáo có liên kết với một chủ đề hoặc thiết bị thông thường dường như kiếm lời từ việc trở thành một phần của chiến dịch. Chiến dịch BlendTec hiện tại là một ví dụ minh hoạ tuyệt vời. Mỗi lần video “Will it blend” được ra mắt, nó lại có tiềm năng tăng cao tỷ lệ người xem so với những video lần trước.

Hỗ trợ truyền thông trả tiền

Những chiến dịch thường xuyên sẽ được hỗ trợ bởi truyền thông trả tiền. Bản thân video quảng cáo có thể đã xuất hiện trên truyền hình, rạp chiếu phim hoặc những kênh trực tuyến trả tiền. Những phương tiện truyền thông khác như áp phích hay tài liệu truyền thông dạng in ấn có thể đóng vai trò hỗ trợ. Hoạt động PR có thể tạo tác động lớn, trước tiên là gieo hạt giống mẫu quảng cáo phù hợp so với những hãng đi trước, và sau đó là “thổi quạt vào lò” để đảm bảo mức độ nhận biết sâu rộng hơn.  Chiến dịch cho vẻ đẹp đích thực của Dove đã hưởng lợi rất nhiều từ tất cả các yếu tố này, tỷ lệ người xem lan truyền bị chi phối chủ yếu bởi một chiến dịch chính có sử dụng truyền hình, quảng cáo ngoài trời, trực tuyến và PR.

Campaign Placement

Những quảng cáo có thể dễ dàng chuyển tiếp cho bạn bè càng có khả năng lan truyền nhanh. Chức năng chuyển tiếp có thể được trang bị bằng việc đầu tư cho một kho lưu trữ video nổi bật (chẳng hạn như một trang web nhỏ quảng bá cho chiến dịch, một trang Facebook hay một kênh Youtube có đăng ký tên thương hiệu).

Tên quảng cáo

Tên gọi gắn liền với quảng cáo có thể quyết định mức độ khó dễ khi tìm kiếm quảng cáo. Những người làm quảng cáo chỉ có thể kiểm soát tên gọi của phiên bản video “chính thức”, tuy nhiên họ nên xem xét những gợi ý về cách thức tiến hành. Đối với những người lướt web ngẫu nhiên, một cái tên gợi sự tò mò có thể thu hút họ, nhưng với những người tìm kiếm, một cái tên hiển nhiên sẽ mang lại kết quả cao.

Các nhân tố sáng tạo

Bên cạnh những nhân tố được liệt kê bên trên, nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng tới khả năng lan truyền của quảng cáo chính là sức mạnh sáng tạo. Để giúp dự báo khả năng lan truyền trên thị trường, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một công cụ đo lường Tiềm năng lan truyền của sản phẩm sáng tạo. Mối liên hệ dưới đây (dựa trên 102 mẫu quảng cáo được nhận diện trước đó) sẽ giúp chúng ta tách biệt và hiểu rõ một vài nhân tố sáng tạo chính đằng sau thành công lan truyền.

Vậy, những nhân tố sáng tạo nào chi phối mức độ lan truyền của người xem? Chúng tôi nhận diện bốn yếu tố đo lường có liên quan đến tỷ lệ người xem mỗi tuần.

Khả năng ghi nhớ liên quan đến thương hiệu

Chỉ số đo lường độ nhận biết mà chúng tôi đã xây dựng (đo lường khả năng ghi nhớ của quảng cáo) có mối tương quan sâu sắc với tỷ lệ người xem nó.
Sự xuất hiện của một người nổi tiếng

23 trong số 102 quảng cáo có sự góp mặt của người nổi tiếng (hoặc nhóm người nổi tiếng). Với mỗi quảng cáo trong số đó, chúng tôi xếp hạng tình trạng và mức độ nổi tiếng của các “sao” thông qua mật độ tìm kiếm trực tuyến chẳng hạn như chụp hình thông qua chức năng sẵn có Google Insights cho giao diện tìm kiếm. Sử dụng công cụ này, chúng tôi chấm điểm mức độ nổi tiếng của tất cả những người nổi tiếng trong nhóm dữ liệu so với sự nổi tiếng của Angelina Jolie, một ngôi sao luôn sở hữu mật độ tìm kiếm rất cao. (Cách chấm điểm này rất cần thiết bởi công cụ Google Insights cung cấp chỉ số đánh giá mật độ tìm kiếm, thay vì một con số hiển nhiên). Nói chung, người tham gia càng nổi tiếng, số người xem quảng cáo càng cao.

Sự khác biệt

Khác biệt là một đặc điểm rất quan trọng. Để lan truyền thành công, quảng cáo cần phải nổi bật giữa những quảng cáo khác, không chỉ là những quảng cáo của đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt là điều thiết yếu đối với thành công của một vài trong số những quảng cáo lan truyền nổi tiếng nhất như quảng cáo “The man your man could smell like” (tạm dịch: Để người đàn ông của bạn thơm tho như bạn muốn) của Old Spice và “Happiness Machine” (tạm dịch: Cỗ máy Hạnh phúc) của Coca Cola.

Buzz

Một nhân tố khác chúng tôi gọi là Buzz – chất lượng nội dung khiến mọi người muốn gửi mẫu quảng cáo ấy cho người khác. Để hiểu khía cạnh này, chúng tôi đã thuê thực hiện một dự án nghiên cứu định tính được thiết kế đặc biệt để khảo sát hiện tượng này. Nghiên cứu được tiến hành tại Anh, với sự tham gia của hơn 3000 người tiêu dùng và 29 bộ phim khác nhau. Các bộ phim có sự khác biệt về xuất xứ và phong cách, một số đã là những bộ phim lan truyền nổi tiếng, một số lại ít lan truyền hơn và số khác là những quảng cáo truyền hình thông thường.
Những phát hiện rất rõ ràng. Hành động gửi một quảng cáo là yếu tố mang tính hệ quả xuất phát từ sự yêu thích cá nhân. Khi gửi đi một quảng cáo, người gửi đang nói rằng anh ấy/cô ấy nghĩ nó hay. Gửi một quảng cáo dở tệ giống như kể một chuyện hài đáng xấu hổ cho tất cả những ai có liên quan.
Nghiên cứu nhận diện bốn nhân tố mà chúng tôi tổng kết thành cụm từ viết tắt LEGS, hay nói cách khác, những yếu tố khiến quảng cáo lan truyền là…

Yếu tố hài hước

Người gửi video thường cần chắc chắn rằng người nhận sẽ cười khi nhìn thấy nó. Khả năng về kết quả này sẽ được đánh giá với chính phản ứng của họ với bộ phim. Một nụ cười gượng gạo sẽ không đủ sức tạo động lực cho người nhận gửi tiếp bộ phim đi. Bốn trong số năm bộ phim top đầu nghiên cứu đều vượt quá chỉ số về mức độ hài hước.

Tính giật gân

Đây là loại phim mà hầu hết mọi người không cho các bậc phụ huynh xem, những bộ phim giật gân thường nằm ở giới hạn chấp nhận của xã hội. Nhiều người cho rằng chúng gớm ghiếc, gây sốc, kinh khủng hoặc khó chịu. Nhưng quan trọng hơn, chúng kết hợp sự giật gân và yếu tố hài huớc. Nhưng yếu tố gây sốc có chứa trong bộ phim thường bị bỏ qua, và tổng thể bộ phim trở nên hài hước.

Sức hút

Thấy một bộ phim có sức hút, gắn kết hay có liên quan không giống như thưởng thức một bộ phim. Một vài người sẽ chỉ trích việc “thưởng thức” một pha đụng xe, nhưng phần lớn chúng ta lại giương mắt nhìn khi bắt gặp một tai nạn. Những bộ phim có sức hút không nhất thiết phải đặc biệt thú vị; tương tự như thế, những bộ phim bị động lại có thể cực kỳ thú vị. Điều quan trọng là cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực đều có thể khiến người xem bị hút chặt vào một bộ phim. Nghiên cứu này cho thấy mặc dù một bộ phim hấp dẫn không đảm bảo sẽ lan truyền những một bộ phim không hấp dẫn lại càng ít có khả năng đó.

Nguy cơ của những quảng cáo lan truyền

Việc tập trung vào yếu tố giật gân hoặc liên quan đến sex không nên phương hại đến tính cách hoặc tuyên bố của thương hiệu. Một bộ phim khờ dại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thương hiệu nếu nó được lan truyền bởi vì thương hiệu sẽ không có khả năng kiểm soát thời gian tồn tại của nó trong con mắt của công chúng. Đối với nhiều thương hiệu, một bộ phim bán khiêu dâm sẽ làm xói mòn thay vì củng cố cam kết và định vị thương hiệu.

Có một xu hướng đang phát triển đối với những người quản lý thương hiệu, đó là đề xuất hoặc yêu cầu một chiến dịch lan truyền bởi vì “mọi người đang làm như thế”. Trước khi triển khai một dự án lan truyền, những người làm marketing cần phải cân nhắc câu hỏi: Thương hiệu sẽ phát sóng một bộ phim hài hước, giật gân, hấp dẫn hay khiêu gợi trên truyền hình hoặc ngoài rạp chiếu phim? Nếu bộ phim không phù hợp với thương hiệu trên truyền hình hoặc rạp chiếu phim, nó sẽ không thể tìm đâu phù hợp hơn chiếc máy tính. Lựa chọn truyền thông phải bị chi phối bởi mục đích truyền thông, chứ không phải những cách liên quan.

Giống như một mẫu quảng cáo thiếu chiến lược có thể làm tổn hại giá trị thương hiệu, một chiến dịch lan truyền kém chất lượng cũng có tác động như vậy. Do đó, mục tiêu phải là sự khác biệt phù hợp, chứ không phải không ngừng theo đuổi mục tiêu buzz.

May mắn

Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng, bất luận những phân tích đã trình bày ở trên, yếu tố may mắn vẫn có vai trò ở đây. Ở điểm này, những người làm marketing bắt đầu mất kiểm soát chiến dịch, và mọi thứ có thể đảo lộn và xoay chuyển ngoài mong đợi, nhưng nhờ may mắn, họ vẫn có thể hưởng lợi từ một chiến dịch lan truyền quy mô.

Quyết định về phương tiện quảng cáo

0 nhận xét

Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín và gấy tiếng tăm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường

Quyết định về lời rao quảng cáo

0 nhận xét

Quyết định về ngân sách quảng cáo

0 nhận xét

Quyết định về mục tiêu quản cáo

0 nhận xét


Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ mục tiêu về doanh số, thị phần, thị trường, lợi nhuận, các mục tiêu nâng cao uy tín của công ty, của sản phẩm... Các mục tiêu của quảng cáo thường được phân loại để thông tin tới khách hàng một cách tập trung và chính xác nhất, ví dụ thông tin thuyết phục hay thông tin nhắc nhở...
Quảng cáo thông tin hình ảnh mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo nên hiệu ứng và nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thị trường biết về sản phẩm mới, cách sử dụng hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi về giá của sản phẩm.
Quảng cáo thuyết phục quan trọng trong giai đoạn có sự cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng về nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể sử dụng loại so sánh, nhưng nhớ không so sánh hoặc đả kích trực tiếp với các đối thủ khác vì nếu như vậy sẽ gây ra các hiệu ứng ngược.
Quảng cáo nhắc nhở quan trọng trong giai đoạn bão hòa của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến sản phẩm của mình đầu tiên, nhớ đến các địa điểm mua hàng...

Quảng cáo quan trọng tới mức nào

1 nhận xét

Các phương tiện truyền thông
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động marketing. Quảng cáo chuyển các thông tin có tính thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của công ty, nó đòi hỏi sự sáng tạo và không chỉ là nghệ thuật quảng cáo mà còn là khoa học quảng cáo.

Thật sai lầm khi cho rằng chỉ những doanh nghiệp sắp chết mới quảng cáo, với chi phí không hề nhỏ thì không có doanh nghiệp sắp chết nào có đủ tài chính để thực hiện các chương trình quảng cáo. Ngược lại, ngày nay, mọi người đều có cảm giác rằng nếu doanh nghiệp nào đó không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì có lẽ doanh nghiệp đó đã chết và dần đi vào lãng quên.
Có người đã ví tầm quan trọng của quảng cáo giống như người giữ chuông nhà thờ vậy. Khi chuông nhà thờ vang lên, những người theo đạo tới lễ nhà thờ, có thể không có tiếng chuông đó, mọi người vẫn đi lễ nhà thờ như một thói quen nhưng họ dần bị mất đi niềm tự hào và ý nghĩa của việc đi lễ sẽ giảm dần ...
Cũng như vậy, quảng cáo là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh, quảng cáo không chỉ để nhắc rằng doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển mà còn tạo cảm hứng cho khách hàng khi mua hàng.
Về mặt học thuật, quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục khách hàng về lợi ích của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin của khách hàng về sản phẩm của công ty, tăng sự ham muốn mua hàng của khách hàng và đi đến hành động mua. Quảng cáo được thực hiện theo quy tăc A.I.D.A, trong đó
A = Attention (tạo sự chú ý)
I = Interest (tạo sự thích thú)
D = Desire (tạo sự ham muốn)
A = Action (tạo ra hành động)
Những quyết định quan trọng trong quảng cáo gồm:
Quyết định về mục tiêu quảng cáo
Quyết định về ngân sách quảng cáo
Quyết định về kịch bản quảng cáo
Quyết định về phương tiện quảng cáo